Trượt qua miền ký ức. Tác phẩm đạt giải A Cuộc thi viết “Ký ức về Thanh niên xung phong” của Võ Trung Tâm, Hội cựu TNXP Quận 3.

facebook_1594651291288_6688452289655463342

 (Tác giả trong ảnh, thứ 5 từ phải qua)

 “ Những dòng chữ gởi đến các bạn không phải là thơ, tuyệt nhiên không phải là văn chương. Đây là những đốm ký ức gần 20 năm trong TNXP, nó đến bất chợt trong trí nhớ bất kỳ thời gian nào, có thể bên ly cà phê lúc 5g sáng, một buổi trưa oi bức, trong một cơn say, cũng có thể một buổi tối thanh thản bên gia đình với ly bia ngọt nồng. Ký ức bùng lên khi tiễn đưa những người anh, người bạn, người em TNXP về nơi vĩnh hằng.Tác giả chỉ quay lại những thước phim ngắn nhưng chân thật. Thời gian dài và đã trôi qua khá lâu. Những kỷ niệm của một thời TNXP không bao giờ quên. Nếu các bạn đọc hết mà cảm nhận có bóng dáng mình thoáng qua đâu đó, thì cũng là niềm vui đối với người viết”.

  Những ngày ở Vĩnh An

Năm 1978, khi tôi ở Vĩnh An, thì Chef trực tiếp của tôi là anh Sáu Nhã Đỗ Văn Nguyên, còn anh Lê Thân thì hay đi công tác. Chúng tôi ở giữa rừng, phía ngoài là dòng sông La Ngà chảy xiết, phía trong là ấp Lý Lịch của người Châu Ro, trên thượng nguồn là thác Trau, Bà Hào, Cây Gáo. Còn nhà máy đường La Ngà thì ở phía xa đâu đó. Ban ngày, anh em làm công việc chuyên môn như: Tuyên huấn, Tổ chức, Hậu cần, Kế hoạch sản xuất, nấu ăn, bảo vệ …. Ban đêm thì trực gác theo ca bên đống lửa bập bùng. Dù anh là ai, cấp bậc gì, trình độ nào thì cũng phải ôm AK gác 2 tiếng như anh em thôi.

Đêm rừng se lạnh, áo đơn vị cấp không đủ ấm, phải nhờ hơi ấm từ đống lửa và thuốc lào để cầm cự cho hết ca gác. Nhất là vào dịp cuối năm như: Nô en, Tết Tây, Tết Nguyên đán thì nỗi nhớ nhà, nhớ đủ thứ càng thêm da diết và rừng như lạnh thêm.

Một đêm, anh Sáu Nhã Phân hiệu Phó Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới Thành phố, đóng tại Vĩnh An Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai triệu tập chúng tôi đột xuất, anh cho biết, Tỉnh và huyện cho biết là có Fulro và thổ phỉ từ Tây Nguyên và biên giới Kampuchea xâm nhập, đơn vị mình phải phối hợp thực hiện.

Thế là, ngay hôm sau đã hình thành 2 tổ của đơn vị. Một tổ do anh Đoàn Minh Cương phụ trách, tổ còn lại hình như do anh Cả Hoàng Nguyễn Văn Hoàng và các anh Lê Hữu Phước, Minh Thắng, Vũ Thắng, Hà Phước U và nhiều anh em nữa mà tôi không nhớ tên. Cùng có thêm vài học viên nòng cốt như anh Khiêm, anh Cường, là lính trước 75 cũng được huy động tham gia. Bây giờ thì các bạn không hình dung được đâu, hai tiểu đội đằng đằng sát khí với M16, AK, M79, Carbine…. Riêng anh Đoàn Minh Cương, cao lòng ngòng với cây tiểu liên Tiệp Khắc P63 đeo trước ngực.

Phía địa phương có 2 đơn vị tham gia, một là Hạt Kiểm lâm Vĩnh An với súng ống đầy đủ do anh Hai Kiên, sau này là Phó Giám Đốc Sở Nông Lâm Đồng Nai chỉ huy. Đơn vị thứ hai là tiểu đội của Lâm trường Vĩnh An, tiền thân là Trung Đoàn 5, Tỉnh Đội Đồng Nai, do anh Tám Tâm và anh Út Tiến dẫn đầu, tiểu đội có mang đại liên. Bốn cánh quân tiến vào rừng Mã Đà, Lý Lịch, Cây Gáo, Hiếu Liêm và sân bay Phan Rang theo kế hoạch hành quân vào bốn hướng như tỉnh đã quy định, đương nhiên cũng có mật khẩu  và quy ước khi gặp đối phương.

Sau hai ngày hai đêm, căng thẳng và hồi hộp mà không gặp một bóng dáng Fulro nào. Bốn cánh quân hội tụ về bến phà Vĩnh An. Sau này tôi nghe nói, do kế hoạch bị lộ, họ đã qua biên giới Kampuchea mà không vào Sông Bé, Đồng Nai. Gặp nhau ở bến phà, ai cũng phờ phạc nhưng rất vui. Chú Ba Vàng, Phó Gíam đốc Lâm trường, nguyên Trung Đoàn Phó hạ lệnh bắn ăn mừng. Thế là cây đại liên M30 của Mỹ ghếch nòng lên dốc bến phà, chỉa lên trời và khạc đạn.

Xem ra, những người đã qua trận mạc đều không quên súng ống. Hà Phước U và một số anh em bảo vệ trong nhóm của tôi, sau khi hành quân xong về đến dốc Lý Lịch, nghe lời anh em xúi dại, đã đồng ý cho Hà Phước U bắn thử vài quả M79, nhưng không nổ.

Không biết sau này có ai gặp đạn này bị nổ hoặc thương tật không?  Vì cũng không biết là do đạn lép hay vì bắn gần qúa, đạn quay chưa đủ vòng, nên nằm chờ nổ, báo hại cả đoàn cắt đường khác về doanh trại. Bao nhiêu năm ở Vĩnh An, chúng tôi luôn ân hận và lo âu vì sự mềm lòng và nghe lời ham vui của đội Bảo vệ để lại một hiểm họa cho dân trên rừng.

  Nhớ lắm Vĩnh An  

Những ngày tháng 3, kể tiếp chuyện ngày xưa, tặng Nguyễn Đông Thức và bạn bè ở Vĩnh An.

Từ khi có chủ trương khai thác trắng rừng để xây dựng đập Thủy Điện Trị An thì nơi đây cũng có nhiều thay đổi. Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2, tiền thân là Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới, là một trong các đơn vị chủ lực được giao nhiệm vụ khai thác trắng. Nghĩa là tất cả cỏ cây trên vùng lòng hồ phải được lấy lên, kể cả gốc cây lâu năm, để sau này đập thủy điện được vận hành tốt.

Chúng tôi theo diện tích được giao, phải tổ chức nhiều đội, tổ khác nhau để làm nhiệm vụ, lúc bấy giờ gọi là khai thác lâm sản. Sau khi khai thác, giao hết cho ngành Lâm nghiệp, thì TNXP được giữ lại 1 tỷ lệ củi gỗ để tự cân đối, có nghĩa là được bán ra thị trường bên ngoài, một phần sử dụng cho đơn vị, một phần giao nộp cấp trên.

Công việc của tôi lúc đó là điều phối các đội khai thác để sản lượng đạt theo kế hoạch. Ngoài ra, phải lo làm các thủ tục giấy tờ, ngoại giao để đưa phần lâm sản đơn vị được phép chở về Sài Gòn bán. Nhờ vậy, tôi cũng biết nhậu nhẹt lai rai với các đơn vị chung quanh như: Hạt Kiểm Lâm, Lâm trường Vĩnh An, các công trường khai thác của Sở Lâm Nghiệp, của các Quận, của Công An, của Quân Đội…. Do vậy, một lần anh Nguyễn Anh Tuấn nói cần về Lực Lượng họp mà không có xe, bảo tôi ra kiếm mượn chiếc xe. Tôi thì cũng khoái về Sài Gòn sau cả tháng ở đơn vị nên rất nhiệt tình. Tôi ra chỗ chú Chín Cao, tỉnh đội Long An đóng ở ngoài để mượn, chú nói, xe thì có mà thằng Hoá lái xe tao cho về phép rồi, mày cứ lấy đi. Thế là tôi ung dung lái chiếc Mazda màu xanh, bảng số đỏ chở anh Tuấn và vài anh em về Sài gòn. Tới gần Trảng Bom, tôi thấy xe chạy không nổi, ra khói, nhảy xuống coi thì thấy 2 mâm xe trước nóng hổi. Tôi chạy vào nhà dân xin 2 xô nước tạt vào, thì ra bố thắng bị kẹt. Đợi 10 phút thì êm, lái về BCH Lực lượng TNXP 922 Nguyễn Trãi. Bỏ anh Tuấn xuống đó, tôi lái qua trường Bổ Túc Văn Hoá đường Ngô Gia Tự, lên lớp học ngoắc Chef Cẩn Lê Công ra, chở đi một vòng rồi đi uống cà phê.

Sau đó một thời gian ngắn, đơn vị tìm được một lóng gỗ sao lớn. Chef Tuấn cho xẻ mỏng thành từng phách dài và kêu tôi đem bán. Trời ơi, các bạn biết gỗ sao thuộc nhóm 1, gỗ quý hiếm, nằm trong danh mục Nhà Nước cấm, làm sao đem bán được dù giá rất cao. Một lần nữa, tôi ra nói với anh Hai Kiên Phan Trung Kiên Hạt trưởng Kiểm Lâm, anh Hai ơi, tụi em đem gỗ sao này về tặng cho tỉnh đội Long An, họ cần để đóng ghe xuồng cho bộ đội. Thế là ảnh viết giấy phép, tôi mừng quá. Chef Nguyễn Anh Tuấn lại giao tôi áp tải về Long An, thôi thì chấp hành. Đường từ Vĩnh An về Long An xa lắc xa lơ. Qua trạm Phú Túc, tới trạm Dầu Giây, trạm Trảng Bom, rồi trạm An Lạc. Về tới Tỉnh đội Long An thì đã 10 giờ đêm, tôi trình giấy tờ thì vệ binh Tỉnh đội cho vào, thời đó gọi như vậy. Xe GMC của đơn vị chở gỗ chạy thẳng vào doanh trại của chú Chín Cao. Một chị hậu cần bước ra hỏi, mấy chú ăn cơm chưa, tôi nấu cơm. Trời! mình đói gần chết mà giờ này mới nấu cơm biết chừng nào…. Cùng đi có lái xe Trần Sĩ Anh, Tài vụ là Tư Được, mấy tên này giờ lưu lạc nơi đâu, lâu lắm không gặp. Tôi nói anh em, bây giờ đi kiếm gì ăn, đói quá. Mà Tỉnh đội thì ở trên đường đi Mộc Hoá, ra chợ cũng rất xa, đi bằng gì? Tôi thấy gần đó có chiếc Volkswagen, bảng đỏ, leo vô lấy chùm chìa khoá của tôi, ngọ nguậy rồi xe cũng nổ máy. Tụi tôi leo vô lái ra cổng thì 2 ông vệ binh gác cổng đưa tay chào khí thế, ra chợ Tân An làm một bụng cơm rồi về lại ngủ. Sao này mới rõ, vệ binh thấy mình lái xe của Thủ trưởng đâu dám chặn hỏi.

Thuốc lào ơi! Còn nhớ…

Hôm nay cũng có chút chuyện vui, bạn bè còn nhớ tới mình. Xin kể tiếp chuyện TNXP.

Hút thuốc lào nâng cao sĩ diện,

thơm mồm, bổ phổi diệt trùng lao.

Hai câu này không biết của ai và cũng không biết đúng sai, nhưng nếu đã qua TNXP từ 1990 trở về trước, thì đa số anh em nam đều biết. Riêng đối với tôi thì nhiều kỷ niệm, xin kể hầu vài chuyện cho vui.

Khoảng năm 80-81, tôi công tác tại Vĩnh An Tân Phú  Đồng Nai. Các Thủ trưởng của tôi lúc này là Nguyễn Anh Tuấn, Lê Văn Mùi, Huỳnh Thị Sự. Là người phụ trách kế hoạch, tôi phải tìm cách để cải thiện đời sống đơn vị, vì nghèo và thiếu thốn quá. Nhiều lần lãnh quân trang, tôi rủ anh em đem ra chợ đổi, cứ 2 quần đùi đổi được 2 ly cà phê sữa và 2 điếu Samit, thế là huy hoàng lắm. Nghe chú Chín Cao, Trưởng Ban Doanh Trại tỉnh đội Long An, đóng gần đó nói, đất ở đây tốt, tụi bây về Bến Lức mua hom mía mít về trồng, rồi làm đường cát là chắc ăn. Chef Nguyễn Anh Tuấn giao tôi về Bến Lức mua hom mía. Mía mít đây là giống mía Comus, loại mới, năng suất cao. Tôi cùng Nguyễn Văn Quốc Tài Vụ đi Long An lo việc này. Tụi tôi lặn lội vài tuần trong các ruộng mía của nông dân mới biết là thu mua hom mía chở đi phải có giấy phép của huyện. Trời đất! vậy là phải ghé UBND huyện Bến Lức, trình bày, năn nỉ… thì những xe chở hom mía đầu tiên mới về tới Vĩnh An, với giấy phép đóng dấu đỏ đàng hoàng.

Tụi tôi trồng, thu hoạch, chế biến ra đường cát vàng, rồi đường cát trắng ngon lành. Đơn vị không bán ra thị trường mà ký hợp đồng giao cho Imexco, đổi lấy sữa hộp, bia 33 đem bán ra ngoài, khỏe re. Tiếng đồn về mía Comus đã tới Lực Lượng và các đơn vị TNXP, thế là tôi dẫn anh Đỗ Đình Hoà, PGĐ Nhị Xuân đi mua hom mía, sau này giống mía lên tới Tây Nguyên, trong đó có Tổng Đội 4 Đắk Mil.

Các bạn đừng nóng ruột, tôi vô chuyện chính đây. Tôi ghiền thuốc lào thì anh em đều biết, lúc đó tôi chở Trần Quốc Khánh, trợ lý Kế Hoạch về Bến Lức để lo xe chở hom mía về Vĩnh An. Qua khỏi cầu Bến Lức để về Sài Gòn, trời mưa tầm tả, tôi chợt nhớ quán phở chân cầu của một gia đình gốc Bắc có điếu cày thuốc lào nên quay ngược lại, giữa cầu Bến Lức cũ có lót một số vỉ sắt, trơn trợt nên té lăn quay. Đầu gối trái của tôi lủng một đường dài, lòi mỡ trắng phếu thấy ớn. Tôi quay lại tìm trạm xá, họ xức thuốc và may vết thương lại. Khổ là cần số cong queo, đâu vô số được, tôi ráng đạp số 3 và chở Quốc Khánh về nhà an toàn trong lúc trời vẫn mưa.

Chưa xong, hôm sau chị Huỳnh thị Sự kêu tôi lái xe Jeep đi Hốc Môn dự đám cưới Bác sĩ  Võ Văn Nhỏ, ông này là người sáng chế pha alcool với nước làm rượu nhậu đây, sau này là Gíam đốc Bệnh Viện Hốc Môn. Biết tôi chân đau, nhiễm trùng nhưng chef Sự vẫn kêu đi. Chân trái đạp am bra da liên tục nên tới Hốc Môn thì các đường chỉ may vết thương đã bung hết. Lại những ngày te tua ở Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Sau này trời lạnh, đầu gối trái đau nhức quá chừng.

Xin kể tiếp nghen, chuyện này thì thuốc lào giúp ích thiệt sự.

Khoảng năm 1983, tôi được phân công đi Đắk Nông, vườn mít Trần Lệ Xuân, cầu Đắk Tik. Khi công việc tạm xong tôi đi bộ 12km ra Thị trấn Gia Nghĩa, đón xe đi Ban Mê Thuột. Nói cái này để các bạn nhớ, những năm đó, xe đò Gia Nghĩa Ban Mê mỗi tuần chỉ có 3 chuyến. Trên mui xe luôn có 2 bộ đội súng ống đầy đủ vì Fulro vẫn còn hoạt động.

Tôi tới Ban Mê thì cô bạn gái đã đi công tác Huyện Cư M’Gar, đành ngủ đêm tại cơ quan cô bạn, sáng ra cây số 3 đón xe lam đi Cư M’Gar. Tới nơi thì người ta báo, chị đó đã đi xuống buôn cách đây 25km rồi. Sao đây ta, hổng lẽ về, thôi thì vác ba lô đi tiếp. Không có xe đò xe lam gì ráo, đành lội bộ, đường rừng âm u không một bóng người. Cuốc bộ khoảng 10 cây số, cũng thấy đuối rồi, nghĩ bụng chắc thua.

May sao, phía trước có một quán cóc, mừng quá tôi ghé vô. Quán giữa rừng lèo tèo, không thấy bán gì, có hai ba người đang uống rượu, tôi nhìn thì thấy khớp quá vì đầu trọc, xâm trổ lung tung. Ông lớn tuổi kêu tôi vào ngồi, hỏi tôi đi đâu vô đây, tôi tình thiệt nói, tôi ở TNXP, nhớ người yêu quá đi kiếm thăm. Ổng nói, chú mày làm chén rượu rồi tính. Nhưng tôi địa thấy có điếu cày trên bàn, nên xin phép, tôi kéo liên tục 2 bi  rét …rét, rót…rót, rồi phun đót ra rất điệu nghệ, bài bản. Sau đó tôi làm 2 ly rượu xây chừng. Sau vài ly, thì ổng hỏi với giọng Bắc, Chú mày nói là TNXP, có giấy tờ gì không? Dạ, thưa anh, em đi vội quá nên không kịp mang giấy tờ gì, em chỉ có giấy này, đó là giấy cho phép tôi giữ súng. Ổng mời tôi vài ly nữa, rồi ngoắc tay kêu đệ tử, mày lấy máy cày đưa ông này vào buôn X. Vậy là tôi leo lên máy cày và đi 15 cây số vào gặp bạn gái, khỏe làm sao đâu.

Chuyện thuốc lào thì dài lắm, kể sơ thôi. Các bạn nếu đọc nhiêu đây thì cũng mệt và chán rồi.

Xe cộ thời Thanh niên xung phong

Hồi đó, khi anh Nguyễn Anh Tuấn từ Tổng Đội 3 về trụ trì Trường 2, Vĩnh An thì đơn vị đã có một chiếc xe Jeep ca pô thấp do tôi lấy từ sân 129 Đinh Tiên Hoàng Bình Thạnh. Lực Lượng mới điều anh Trương Chính mới học lái xe về. Lần đưa Chef Lý Mùi về Bùi Hữu Nghĩa Q5, ông Chính de xe đụng nên Chef Tuấn kêu tôi lái, tôi chấp hành và bị điều động làm lái xe một thời gian dài.

Tôi còn nhớ, mỗi lần lên xe lái một đoạn dài thì Chef Tuấn lại châm cho cho tôi một điếu Saigon xanh hoặc Sa mít, quá đã. Sau Lực Lượng điều về một Jeep ca pô bầu màu xanh, bảng số 50-52, kèm tài xế là Trần Văn Xuân, chồng hoa khôi Bích Thuận Bùi bây giờ. Nghe nói bác này ngày xưa lái Trường Huấn Luyện, xe còn chút xăng nên bơm lên không được, bác nhớ học cấp hai xăng nhẹ hơn nước nên đổ nước vô cho xăng nổi lên. Hậu quả là xe kéo về 47-49 Nguyễn Thị Minh Khai, Xưởng của Lực Lượng để đại tu.

Tài xế Lực Lượng có anh Trương Nghiệp, tay lái run run mà thấy tội, ảnh lái chiếc Ford, kế bên là một bi đông đựng nước màu trắng, làm vài hớp thì tay lái êm như lụa. Có anh Ngụy Minh lái chiếc Jeep CJ 5, loại xịn ngày xưa, 6 máy mà nuốt xăng như quỷ. Anh Hiếu Tây lai thì lái chiếc Ford 12 chỗ màu xanh, có sơn chữ Lực Lượng TNXP oai phong lẫm liệt mà lên Đà Lạt toàn đẩy, mấy cô má đỏ môi hồng Đà Lạt cười rúc rich, TNXP gì toàn đẩy xe.

Anh Quang lái chiếc Jeep lùn A2 bảng số 50-53 mới đặc biệt, anh này sợ ma nên rất ngại đi đêm. Có lần tưởng ảnh đưa cả đoàn xuống sông Sông Bé vì người ta phá cầu cũ xây cầu mới mà không biết. Nếu không thì năm đó TNXP có đại tang rồi. Một lần Quang chở Bác sĩ Đấu đi công tác, hổng hiểu sao mà ủi cổng 922 cái rầm, Bác sĩ Đấu xuống xe và nói, thôi cậu gấp quá thì đi trước đi.

Anh Đạm thì lái chiếc Toyota Corolla màu xanh, chủ yếu chở chị Tư Đoàn. Hồi đó Trạm Xá Nhị Xuân được Unicef viện trợ chiếc Land Cruser màu trắng, oai phong lẫm liệt. BCH Lực Lượng điều về 922 và đổi cho Nhị Xuân chiếc Toyota năm một ngàn chín trăm hồi đó, anh Sáu Huỳnh Xuân Luỹ nói với tôi, xe Land Cruiser chạy dầu thì làm sao đi cấp cứu được, đổi xe chạy xăng là đúng rồi.

Sau này tôi về Nhị Xuân thì xe cấp cứu này đã vào Viện bảo tàng. Ngược lại, chiếc Land Cruiser thì quá ngon, quá mới, là nỗi thèm thuồng của dân ở rừng chúng tôi hồi đó. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc tới anh Kiệt, anh Trần Thanh, anh Bé… Anh Kiệt thì theo Chef mình từ hồi Renault 4, sau là Cortina, rồi Niva… và sau này là xe màu đen, chống đạn.

Chị Huỳnh Thị Sự

Năm 1982, Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2, tiền thân là Phân hiệu Tân Phú Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới Thành Đoàn. Lúc đó Chef cao nhất của Lực Lượng  TNXP là anh Bảy Thanh Võ Viết Thanh chỉ đạo, phải di dời lên Đắk Nông. Vậy là Hiệu trưởng Nguyễn Anh Tuấn tổ chức một đội tiền trạm đi trước.

Đội tiền trạm gồm bộ khung chỉ huy do Đặng Ngọc Triển đứng đầu, kèm theo Trợ lý Kế hoạch, Hậu cần, Tài vụ, Bảo vệ và khoảng 100 quân. Trong số này nhiều anh em là huynh đệ với tôi, nên tôi xúi Nguyễn Toàn Nhẫn, nhân viên kế hoạch lên xin phép chị Huỳnh Thị Sự, Phó Hiệu Trưởng, là người ký chỉ thị cấm uống rượu trong toàn đơn vị. Ông Nhẫn, anh em quen kêu là Tàn Nhẫn lên gặp, gãi đầu” Báo cáo chị, ngày mai anh em chia tay, chị cho phép anh em uống chút rượu chia ly “. Mà cũng đúng, từ Vĩnh An lên Đắk Nông 400 cây số chớ đâu ít ỏi gì. Chị Sự nói” Cho mấy ông một lít thôi nghen”. Vậy là ngon rồi, tụi tôi kéo ra một doanh trại cách xa cơ quan nhậu, mồi màng thì cũng cá sông, rau trồng, gà nuôi…, nói chung thì hoành tráng.

Tôi nhớ thì có đủ anh hào lúc đó: Nguyễn Văn Hùng, sau ở Khu Nam Sài gòn, Đặng Ngọc Triển, Lương Hoàng Tùng, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Văn Mùi, Đỗ Sĩ Quốc Việt, Phan Quý Hoàng, Nguyễn Triều Chánh, Trần Văn Danh… và nhiều anh em khác nữa. Khi hết rượu, lại giao cho Toàn Nhẫn đi mua. Khổ nỗi, lúc đó mới 3,4 giờ chiều, mà chỗ bán rượu thì phải đi ngang cơ quan. Chị Sự thấy ông Nhẫn xách cái can đi lơn tơn, ngoắc vô,” Tôi chỉ cho một lít mà”, ông Nhẫn nói, ” Thì hồi trưa chị nói mỗi lần một lít “. Chef đuối lý, cho qua luôn. Uống thêm nữa tôi nói, ” Ông làm ơn đi vòng sau lưng cơ quan kìa, và lấy can 10 lít mua một lần thôi “.

Khi hết mồi thì Minh say Nguyễn Hoàng Minh 308 nói với tôi, “Anh Tâm để em “. Thế là Minh rượt bắt gà, con gà chui vô rừng chồi, Minh phóng theo mắc kẹt trong đó luôn. Hậu quả là tụi tôi phải chui vô, kéo Minh ra. Gà đâu không thấy, chỉ thấy trầy sướt tùm lum.

Nhưng sáng hôm sau, việc chuyển quân vẫn tiến hành nghiêm túc theo kế hoạch. Anh em xây dựng đội 1 ở khu vực Vườn Mít Trần Lệ Xuân, xã Đắk Tik, Đắk Nông không chê vào đâu được. Sau này, tôi có tìm thăm anh Nguyễn Toàn Nhẫn nhiều lần ở Gò Vấp nhưng không gặp, có thể ảnh đã mất lâu rồi. Ôi, rừng xanh Vĩnh An, Trị An, Phú Lý, Thác Trau… giờ là lòng hồ Trị An hùng vĩ, mà những người xưa năm cũ bây giờ nơi đâu?

Thắp một nén hương lòng.

Trong TNXP, có 2 người anh mà tôi quý mến. Hai anh đều là những người dày dạn vì đã từ chiến trường về. Theo trí nhớ của tôi, cả hai đều là Đại Uý Quân Đội, được phân công về TNXP để tăng cường lực lượng. Tôi gặp 2 anh lần đầu ở Vĩnh An, khi thay mặt lãnh đạo công bố Quyết Định của UBND TP về việc chuyển giao đơn vị qua TNXP năm 1980.Lúc đó anh Út Thanh  Đặng Công Thanh là Trưởng Phòng Tổ Chức Cán Bộ, anh Tư Hiếu Nguyễn Thái Hiếu là Trưởng Phòng Chính Trị. Hai anh không giống nhau về phong cách vì người thì quê miền Trung, người thì miền Tây. Nhưng điểm chung là điềm đạm, nói ít và dứt khoát nhưng tình cảm, xen lẫn tiếu lâm với đám trẻ như tụi tôi.

Sau này, do công việc tôi gặp hai anh thường xuyên. Anh Tư Hiếu được phân công là Bí Thư Chi Bộ do đơn vị chưa đủ đảng viên. Khác với anh Út, anh Tư rất xuề xoà khi anh em rủ nhậu, vui và nhậu tốt. Những năm về sau, anh Út là Chỉ huy phó, trọng trách nhiều. Còn anh Tư, không hiểu sao lại về Giám đốc Lò Gạch Ngói Đắk Mil, Đắk Sắk là Tổng Đội Phó Tổng Đội 4, anh Ba Quen là Tổng Đội Trưởng.

Khi anh Tư từ Tổng Đội 4 qua Đắk Mil, thèm thuốc nên ảnh kéo mấy bi thuốc Lào. Lê Công Cẩn thấy vậy nên mua tặng gói thuốc con mèo. Hai cọp ở một rừng nên xảy ra va chạm là tất yếu. Có lần hội nghị ở Trụ sở Lực lượng 922 tôi phê bình thẳng, cả 2 anh đều không làm gương cho thế hệ trẻ. Giờ nghĩ lại ân hận vì còn trẻ, háo thắng nên không hiểu hết về tâm trạng của các bậc đàn anh lúc đó.

Nhà anh Tư ở số 165 Tô Hiến Thành Q10, do Quân đội cấp, trước đây tôi vẫn thường xuyên ghé cà phê cà pháo, sau ảnh xây lên mấy tầng lầu có rủ tôi ghé chơi. Tôi nghĩ thầm trong bụng, anh xây vầy thì vài năm nữa sao leo lên nỗi, mà đúng vậy. Giờ thì anh Út đi xa lắm rồi vì một nguyên do nào đó của đất Sài Gòn. Nay thì tới anh Tư, cũng là quy luật cuộc đời thôi.

Thắp nén nhang lòng tưởng nhớ anh Tư Hiếu, người anh của tôi.

Thuốc lào ơi! Còn nhớ…

Hôm nay cũng có chút chuyện vui, bạn bè còn nhớ tới mình. Xin kể tiếp chuyện TNXP.

Hút thuốc lào nâng cao sĩ diện,

thơm mồm, bổ phổi diệt trùng lao.

Hai câu này không biết của ai và cũng không biết đúng sai, nhưng nếu đã qua TNXP từ 1990 trở về trước, thì đa số anh em nam đều biết. Riêng đối với tôi thì nhiều kỷ niệm, xin kể hầu vài chuyện cho vui.

Khoảng năm 80-81, tôi công tác tại Vĩnh An Tân Phú  Đồng Nai. Các Thủ trưởng của tôi lúc này là Nguyễn Anh Tuấn, Lê Văn Mùi, Huỳnh Thị Sự. Là người phụ trách kế hoạch, tôi phải tìm cách để cải thiện đời sống đơn vị, vì nghèo và thiếu thốn quá. Nhiều lần lãnh quân trang, tôi rủ anh em đem ra chợ đổi, cứ 2 quần đùi đổi được 2 ly cà phê sữa và 2 điếu Samit, thế là huy hoàng lắm. Nghe chú Chín Cao, Trưởng Ban Doanh Trại tỉnh đội Long An, đóng gần đó nói, đất ở đây tốt, tụi bây về Bến Lức mua hom mía mít về trồng, rồi làm đường cát là chắc ăn. Chef Nguyễn Anh Tuấn giao tôi về Bến Lức mua hom mía. Mía mít đây là giống mía Comus, loại mới, năng suất cao. Tôi cùng Nguyễn Văn Quốc Tài Vụ đi Long An lo việc này. Tụi tôi lặn lội vài tuần trong các ruộng mía của nông dân mới biết là thu mua hom mía chở đi phải có giấy phép của huyện. Trời đất! vậy là phải ghé UBND huyện Bến Lức, trình bày, năn nỉ… thì những xe chở hom mía đầu tiên mới về tới Vĩnh An, với giấy phép đóng dấu đỏ đàng hoàng.

Tụi tôi trồng, thu hoạch, chế biến ra đường cát vàng, rồi đường cát trắng ngon lành. Đơn vị không bán ra thị trường mà ký hợp đồng giao cho Imexco, đổi lấy sữa hộp, bia 33 đem bán ra ngoài, khỏe re. Tiếng đồn về mía Comus đã tới Lực Lượng và các đơn vị TNXP, thế là tôi dẫn anh Đỗ Đình Hoà, PGĐ Nhị Xuân đi mua hom mía, sau này giống mía lên tới Tây Nguyên, trong đó có Tổng Đội 4 Đắk Mil.

Các bạn đừng nóng ruột, tôi vô chuyện chính đây. Tôi ghiền thuốc lào thì anh em đều biết, lúc đó tôi chở Trần Quốc Khánh, trợ lý Kế Hoạch về Bến Lức để lo xe chở hom mía về Vĩnh An. Qua khỏi cầu Bến Lức để về Sài Gòn, trời mưa tầm tả, tôi chợt nhớ quán phở chân cầu của một gia đình gốc Bắc có điếu cày thuốc lào nên quay ngược lại, giữa cầu Bến Lức cũ có lót một số vỉ sắt, trơn trợt nên té lăn quay. Đầu gối trái của tôi lủng một đường dài, lòi mỡ trắng phếu thấy ớn. Tôi quay lại tìm trạm xá, họ xức thuốc và may vết thương lại. Khổ là cần số cong queo, đâu vô số được, tôi ráng đạp số 3 và chở Quốc Khánh về nhà an toàn trong lúc trời vẫn mưa.

Chưa xong, hôm sau chị Huỳnh thị Sự kêu tôi lái xe Jeep đi Hốc Môn dự đám cưới Bác sĩ  Võ Văn Nhỏ, ông này là người sáng chế pha alcool với nước làm rượu nhậu đây, sau này là Gíam đốc Bệnh Viện Hốc Môn. Biết tôi chân đau, nhiễm trùng nhưng chef Sự vẫn kêu đi. Chân trái đạp am bra da liên tục nên tới Hốc Môn thì các đường chỉ may vết thương đã bung hết. Lại những ngày te tua ở Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Sau này trời lạnh, đầu gối trái đau nhức quá chừng.

Xin kể tiếp nghen, chuyện này thì thuốc lào giúp ích thiệt sự.

Khoảng năm 1983, tôi được phân công đi Đắk Nông, vườn mít Trần Lệ Xuân, cầu Đắk Tik. Khi công việc tạm xong tôi đi bộ 12km ra Thị trấn Gia Nghĩa, đón xe đi Ban Mê Thuột. Nói cái này để các bạn nhớ, những năm đó, xe đò Gia Nghĩa Ban Mê mỗi tuần chỉ có 3 chuyến. Trên mui xe luôn có 2 bộ đội súng ống đầy đủ vì Fulro vẫn còn hoạt động.

Tôi tới Ban Mê thì cô bạn gái đã đi công tác Huyện Cư M’Gar, đành ngủ đêm tại cơ quan cô bạn, sáng ra cây số 3 đón xe lam đi Cư M’Gar. Tới nơi thì người ta báo, chị đó đã đi xuống buôn cách đây 25km rồi. Sao đây ta, hổng lẽ về, thôi thì vác ba lô đi tiếp. Không có xe đò xe lam gì ráo, đành lội bộ, đường rừng âm u không một bóng người. Cuốc bộ khoảng 10 cây số, cũng thấy đuối rồi, nghĩ bụng chắc thua.

May sao, phía trước có một quán cóc, mừng quá tôi ghé vô. Quán giữa rừng lèo tèo, không thấy bán gì, có hai ba người đang uống rượu, tôi nhìn thì thấy khớp quá vì đầu trọc, xâm trổ lung tung. Ông lớn tuổi kêu tôi vào ngồi, hỏi tôi đi đâu vô đây, tôi tình thiệt nói, tôi ở TNXP, nhớ người yêu quá đi kiếm thăm. Ổng nói, chú mày làm chén rượu rồi tính. Nhưng tôi địa thấy có điếu cày trên bàn, nên xin phép, tôi kéo liên tục 2 bi  rét …rét, rót…rót, rồi phun đót ra rất điệu nghệ, bài bản. Sau đó tôi làm 2 ly rượu xây chừng. Sau vài ly, thì ổng hỏi với giọng Bắc, Chú mày nói là TNXP, có giấy tờ gì không? Dạ, thưa anh, em đi vội quá nên không kịp mang giấy tờ gì, em chỉ có giấy này, đó là giấy cho phép tôi giữ súng. Ổng mời tôi vài ly nữa, rồi ngoắc tay kêu đệ tử, mày lấy máy cày đưa ông này vào buôn X. Vậy là tôi leo lên máy cày và đi 15 cây số vào gặp bạn gái, khỏe làm sao đâu.

Chuyện thuốc lào thì dài lắm, kể sơ thôi. Các bạn nếu đọc nhiêu đây thì cũng mệt và chán rồi.

Xe cộ thời Thanh niên xung phong

Hồi đó, khi anh Nguyễn Anh Tuấn từ Tổng Đội 3 về trụ trì Trường 2, Vĩnh An thì đơn vị đã có một chiếc xe Jeep ca pô thấp do tôi lấy từ sân 129 Đinh Tiên Hoàng Bình Thạnh. Lực Lượng mới điều anh Trương Chính mới học lái xe về. Lần đưa Chef Lý Mùi về Bùi Hữu Nghĩa Q5, ông Chính de xe đụng nên Chef Tuấn kêu tôi lái, tôi chấp hành và bị điều động làm lái xe một thời gian dài.

Tôi còn nhớ, mỗi lần lên xe lái một đoạn dài thì Chef Tuấn lại châm cho cho tôi một điếu Saigon xanh hoặc Sa mít, quá đã. Sau Lực Lượng điều về một Jeep ca pô bầu màu xanh, bảng số 50-52, kèm tài xế là Trần Văn Xuân, chồng hoa khôi Bích Thuận Bùi bây giờ. Nghe nói bác này ngày xưa lái Trường Huấn Luyện, xe còn chút xăng nên bơm lên không được, bác nhớ học cấp hai xăng nhẹ hơn nước nên đổ nước vô cho xăng nổi lên. Hậu quả là xe kéo về 47-49 Nguyễn Thị Minh Khai, Xưởng của Lực Lượng để đại tu.

Tài xế Lực Lượng có anh Trương Nghiệp, tay lái run run mà thấy tội, ảnh lái chiếc Ford, kế bên là một bi đông đựng nước màu trắng, làm vài hớp thì tay lái êm như lụa. Có anh Ngụy Minh lái chiếc Jeep CJ 5, loại xịn ngày xưa, 6 máy mà nuốt xăng như quỷ. Anh Hiếu Tây lai thì lái chiếc Ford 12 chỗ màu xanh, có sơn chữ Lực Lượng TNXP oai phong lẫm liệt mà lên Đà Lạt toàn đẩy, mấy cô má đỏ môi hồng Đà Lạt cười rúc rich, TNXP gì toàn đẩy xe.

Anh Quang lái chiếc Jeep lùn A2 bảng số 50-53 mới đặc biệt, anh này sợ ma nên rất ngại đi đêm. Có lần tưởng ảnh đưa cả đoàn xuống sông Sông Bé vì người ta phá cầu cũ xây cầu mới mà không biết. Nếu không thì năm đó TNXP có đại tang rồi. Một lần Quang chở Bác sĩ Đấu đi công tác, hổng hiểu sao mà ủi cổng 922 cái rầm, Bác sĩ Đấu xuống xe và nói, thôi cậu gấp quá thì đi trước đi.

Anh Đạm thì lái chiếc Toyota Corolla màu xanh, chủ yếu chở chị Tư Đoàn. Hồi đó Trạm Xá Nhị Xuân được Unicef viện trợ chiếc Land Cruser màu trắng, oai phong lẫm liệt. BCH Lực Lượng điều về 922 và đổi cho Nhị Xuân chiếc Toyota năm một ngàn chín trăm hồi đó, anh Sáu Huỳnh Xuân Luỹ nói với tôi, xe Land Cruiser chạy dầu thì làm sao đi cấp cứu được, đổi xe chạy xăng là đúng rồi.

Sau này tôi về Nhị Xuân thì xe cấp cứu này đã vào Viện bảo tàng. Ngược lại, chiếc Land Cruiser thì quá ngon, quá mới, là nỗi thèm thuồng của dân ở rừng chúng tôi hồi đó. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc tới anh Kiệt, anh Trần Thanh, anh Bé… Anh Kiệt thì theo Chef mình từ hồi Renault 4, sau là Cortina, rồi Niva… và sau này là xe màu đen, chống đạn.

Chị Huỳnh Thị Sự

Năm 1982, Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2, tiền thân là Phân hiệu Tân Phú Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới Thành Đoàn. Lúc đó Chef cao nhất của Lực Lượng  TNXP là anh Bảy Thanh Võ Viết Thanh chỉ đạo, phải di dời lên Đắk Nông. Vậy là Hiệu trưởng Nguyễn Anh Tuấn tổ chức một đội tiền trạm đi trước.

Đội tiền trạm gồm bộ khung chỉ huy do Đặng Ngọc Triển đứng đầu, kèm theo Trợ lý Kế hoạch, Hậu cần, Tài vụ, Bảo vệ và khoảng 100 quân. Trong số này nhiều anh em là huynh đệ với tôi, nên tôi xúi Nguyễn Toàn Nhẫn, nhân viên kế hoạch lên xin phép chị Huỳnh Thị Sự, Phó Hiệu Trưởng, là người ký chỉ thị cấm uống rượu trong toàn đơn vị. Ông Nhẫn, anh em quen kêu là Tàn Nhẫn lên gặp, gãi đầu” Báo cáo chị, ngày mai anh em chia tay, chị cho phép anh em uống chút rượu chia ly “. Mà cũng đúng, từ Vĩnh An lên Đắk Nông 400 cây số chớ đâu ít ỏi gì. Chị Sự nói” Cho mấy ông một lít thôi nghen”. Vậy là ngon rồi, tụi tôi kéo ra một doanh trại cách xa cơ quan nhậu, mồi màng thì cũng cá sông, rau trồng, gà nuôi…, nói chung thì hoành tráng.

Tôi nhớ thì có đủ anh hào lúc đó: Nguyễn Văn Hùng, sau ở Khu Nam Sài gòn, Đặng Ngọc Triển, Lương Hoàng Tùng, Nguyễn Hoàng Minh, Lê Văn Mùi, Đỗ Sĩ Quốc Việt, Phan Quý Hoàng, Nguyễn Triều Chánh, Trần Văn Danh… và nhiều anh em khác nữa. Khi hết rượu, lại giao cho Toàn Nhẫn đi mua. Khổ nỗi, lúc đó mới 3,4 giờ chiều, mà chỗ bán rượu thì phải đi ngang cơ quan. Chị Sự thấy ông Nhẫn xách cái can đi lơn tơn, ngoắc vô,” Tôi chỉ cho một lít mà”, ông Nhẫn nói, ” Thì hồi trưa chị nói mỗi lần một lít “. Chef đuối lý, cho qua luôn. Uống thêm nữa tôi nói, ” Ông làm ơn đi vòng sau lưng cơ quan kìa, và lấy can 10 lít mua một lần thôi “.

Khi hết mồi thì Minh say Nguyễn Hoàng Minh 308 nói với tôi, “Anh Tâm để em “. Thế là Minh rượt bắt gà, con gà chui vô rừng chồi, Minh phóng theo mắc kẹt trong đó luôn. Hậu quả là tụi tôi phải chui vô, kéo Minh ra. Gà đâu không thấy, chỉ thấy trầy sướt tùm lum.

Nhưng sáng hôm sau, việc chuyển quân vẫn tiến hành nghiêm túc theo kế hoạch. Anh em xây dựng đội 1 ở khu vực Vườn Mít Trần Lệ Xuân, xã Đắk Tik, Đắk Nông không chê vào đâu được. Sau này, tôi có tìm thăm anh Nguyễn Toàn Nhẫn nhiều lần ở Gò Vấp nhưng không gặp, có thể ảnh đã mất lâu rồi. Ôi, rừng xanh Vĩnh An, Trị An, Phú Lý, Thác Trau… giờ là lòng hồ Trị An hùng vĩ, mà những người xưa năm cũ bây giờ nơi đâu?

Thắp một nén hương lòng.

Trong TNXP, có 2 người anh mà tôi quý mến. Hai anh đều là những người dày dạn vì đã từ chiến trường về. Theo trí nhớ của tôi, cả hai đều là Đại Uý Quân Đội, được phân công về TNXP để tăng cường lực lượng.

Tôi gặp 2 anh lần đầu ở Vĩnh An, khi thay mặt lãnh đạo công bố Quyết Định của UBND TP về việc chuyển giao đơn vị qua TNXP năm 1980.

Lúc đó anh Út Thanh  Đặng Công Thanh là Trưởng Phòng Tổ Chức Cán Bộ, anh Tư Hiếu Nguyễn Thái Hiếu là Trưởng Phòng Chính Trị. Hai anh không giống nhau về phong cách vì người thì quê miền Trung, người thì miền Tây. Nhưng điểm chung là điềm đạm, nói ít và dứt khoát nhưng tình cảm, xen lẫn tiếu lâm với đám trẻ như tụi tôi.

Sau này, do công việc tôi gặp hai anh thường xuyên. Anh Tư Hiếu được phân công là Bí Thư Chi Bộ do đơn vị chưa đủ đảng viên. Khác với anh Út, anh Tư rất xuề xoà khi anh em rủ nhậu, vui và nhậu tốt. Những năm về sau, anh Út là Chỉ huy phó, trọng trách nhiều. Còn anh Tư, không hiểu sao lại về Giám đốc Lò Gạch Ngói Đắk Mil, Đắk Sắk là Tổng Đội Phó Tổng Đội 4, anh Ba Quen là Tổng Đội Trưởng.

Khi anh Tư từ Tổng Đội 4 qua Đắk Mil, thèm thuốc nên ảnh kéo mấy bi thuốc Lào. Lê Công Cẩn thấy vậy nên mua tặng gói thuốc con mèo. Hai cọp ở một rừng nên xảy ra va chạm là tất yếu. Có lần hội nghị ở Trụ sở Lực lượng 922 tôi phê bình thẳng, cả 2 anh đều không làm gương cho thế hệ trẻ. Giờ nghĩ lại ân hận vì còn trẻ, háo thắng nên không hiểu hết về tâm trạng của các bậc đàn anh lúc đó.

Nhà anh Tư ở số 165 Tô Hiến Thành Q10, do Quân đội cấp, trước đây tôi vẫn thường xuyên ghé cà phê cà pháo, sau ảnh xây lên mấy tầng lầu có rủ tôi ghé chơi. Tôi nghĩ thầm trong bụng, anh xây vầy thì vài năm nữa sao leo lên nỗi, mà đúng vậy.

Giờ thì anh Út đi xa lắm rồi vì một nguyên do nào đó của đất Sài Gòn. Nay thì tới anh Tư, cũng là quy luật cuộc đời thôi.

Thắp nén nhang lòng tưởng nhớ anh Tư Hiếu, người anh của tôi.

Nhiệm vụ thôi

Kể tiếp chuyện ngày xưa.

Chuyện xảy ra khoảng 81-82. Năm đó Chef Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu Trưởng Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2 thuộc Lực Lượng TNXP TP, phân công tôi đi mua bò về nuôi để cải thiện đời sống anh em và lập trại chăn nuôi. Tôi ra gặp chú Ba Vàng, dân bộ đội về, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 5, Phó Giám Đốc Lâm Trường Vĩnh An, quê gốc An Giang. Chú cho biết, bò Kampuchea ở An Giang nhiều, rẻ. Tụi bây đi thì tao giới thiệu bạn tao giúp.

Tôi cầm thư giới thiệu mà phấn khởi, vậy là ngon rồi. Anh Tuấn cử tôi, Hùng Tài Vụ và Nguyễn Kim Minh cùng đi. Đến Long Xuyên, tụi tôi xin gặp Chú Mười Việt Giám Đốc Công An tỉnh An Giang. Ổng nói sao các bạn biết không, mấy ông về nói với Ba Vàng, Công An không làm chuyện mua bán bò. Vậy là tiu nghỉu đi về.

Tôi liều mạng vào UBND tỉnh trình bày, sau khi nghe xong, chị kỹ sư nông nghiệp đồng ý cho tôi giấy giới thiệu về huyện Tịnh Biên, Tri Tôn để tìm nguồn thu mua. Tụi tôi trình giấy giới thiệu với Giám Đốc Công Ty Thương Nghiệp huyện Tịnh Biên, chị Phượng Gíam đốc đồng ý và bố trí cho 3 anh em ở nhà khách huyện.

Lúc này Ủy ban huyện đâu cũng súng ống, B40, RPD, Đại Liên, lựu đạn chứ không yên tĩnh, còn chiến tranh mà. Trong thời gian chờ họ gom bò, tụi tôi có dịp qua Tân Châu, Hồng Ngự, nhờ vậy mới biết lụa Tân Châu.

Chef Tuấn giao đi mua bò cái có thai (bò đẻ), trong khi Tỉnh chỉ cho mua bò thịt, vì bò cái sinh sản là nguồn, tỉnh không cho xuất. Sau cùng thì mọi việc cũng xong, tôi lại phải vào Sở Nông Nghiệp, UBND tỉnh năn nỉ, trình bày. UB cấp cho giấy phép chở về Vĩnh An, Trị An thành lập trại chăn nuôi.

Anh Nguyễn Xuân Hoà nay đã mất và anh Nguyễn Hồng Đức phụ trách. Điều an ủi là, bò đẻ liên tục, lớp bán, lớp cho và cải thiện đời sống anh em. Tôi ghi ký ức này để các bạn gốc TNXP thấy TNXP không chỉ lên rừng xuống biển… mà còn phải đi mua bò trong thời ngăn sông cấm chợ. Mà nói thì chỉ vài câu để các bạn hình dung thôi chứ thiệt ra mệt mỏi lắm…

 Một thời… quậy

Hôm nay tôi ghi vài ký ức về miền đất Vĩnh An, Phú Lý, Mã Đà, Đồng Nai.

Lần đó, khoảng năm 1979, dòng sông La Ngà cuồn cuộn chảy qua chỗ đơn vị tôi, chiều nào anh chị em cũng phải xuống tắm ở đây vì đâu có chỗ nào khác.

Bữa đó, đoàn làm phim của Đài Truyền Hình TP lên giới thiệu và xin quay một phim tại đây. Anh Sáu Nhã Đỗ Văn Nguyên đồng ý ngay. Kịch bản nói về những thanh niên lầm lỡ và bây giờ được giáo dục. Đạo diễn là Lê Trí, phụ tá là Lê Hiền. Anh Lê Trí trước đây là cận vệ của ông Trần Bạch Đằng là nghe ảnh nói vậy?

Chuyện phim xoay quanh cuộc đời của một nhân vật có thật ở đơn vị tô, Oanh Solo, có tài nhảy đầm rất nhuyễn và hát cũng hay. Trong phim Oanh Solo hát bài Đời gọi em biết bao lần (Đi về đâu hỡi em…lâu quá không nhớ chính xác). Anh Sáu Nhã có tham gia trong phim. Tôi có gặp và nhậu với anh Lê Trí vài lần. Còn bây giờ không biết ảnh và Oanh Solo ở đâu. Đây là phim đầu tay của đạo diễn Lê Trí, mang tên “Câu chuyện bên dòng sông La Ngà”.

Một thời gian sau, lần này là đoàn phim Minh Đáng, Nguyễn Chánh Tín… cùng một số nhân viên phục vụ, tụi tôi phải lo cơm nước mệt nghỉ, nhưng mà vui. Trong phim có cảnh bảo vệ truy xét một đối tượng nữ là diễn viên Lan Chi, người Việt lai Ý, cô này giận quá giựt áo xuống, thấy cả bộ ngực. Mà anh em TNXP lúc đó còn trẻ nên tên nào cũng chen nhau rình coi mà còn la ó, bình phẩm. Cô diễn viên vừa quê vừa giận nên khóc.

Sáng chào cờ, trước hàng quân, Chef Nguyễn Anh Tuấn sạc cho một trận, Người ta là nghệ sĩ, mấy ông có coi thì im miệng, sao lại vừa coi vừa la là sao. Tôi nhớ phim này nhiều, vì kính phục nhân cách của diễn viên Huy Công, đạo diễn Khắc Lợi. Ngoài ra, cũng vì nhiều bạn tôi tham gia đóng phim, trong đó có Lê Công Cẩn, Phó ban Chính Trị. Phim mang tên “Miền đất không cô đơn” sản xuất năm 1981.

Tôi còn nhớ nhiều bởi còn đi săn với Lê Trí, Huy Công, Minh Đáng về làm mồi nhậu, vậy thôi. Cô Lan Chi sau này có vào vai Hélene Fanfani trong bộ phim “Ván Bài Lật Ngửa”.

 Những mùa xuân ở trường 2

Chuyện vào những năm 77-82 ở rừng Vĩnh An, ai còn nhớ?

Truyền thống của Phân hiệu Tân Phú Trường Thanh Niên Xây Dựng Cuộc Sống Mới, sau này là Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2 TNXP, trong những ngày giáp Tết thật rộn ràng không khí đón xuân. Các khu, đội đều chuẩn bị mọi việc, từ nấu bánh chưng bánh tét, tập dợt văn nghệ đến sửa sang doanh trại. Ở các sam đều treo băng rôn, trang trí những giò lan rừng, những nhánh mai vàng… để chuẩn bị cho đêm giao thừa và 3 ngày Tết.

Đêm giao thừa thì bạn nào ở Vĩnh An chắc còn nhớ. Ở giữa rừng, sau khu vực cơ quan rực rỡ ánh sáng của máy phát điện xen lẫn những đống lửa to bập bùng cháy. Những gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm do anh chị em làm ra, không khác gì một hội chợ, trông rất dân dã nhưng thơ mộng và huyền ảo vì toàn là tranh tre nứa lá.

Theo thông lệ thì khi kim đồng hồ chỉ đúng vào con số 12 thì phát thanh lời chúc Tết của Chủ tịch Nước, rồi tới phát biểu dặn dò, động viên … của Lãnh đạo Trường.

Đặc biệt nhất vẫn là đội lân tự biên tự diễn, anh em được chọn là đa số gốc Hoa Quận 5 và một số anh em am hiểu, để chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Các công đoạn, từ ốp giấy vào khung tre để làm đầu lân, sơn phết rồi làm đuôi lân, ông địa… đều do anh em tự làm, không thua gì Đội lân Nhân Nghĩa Đường.

Sau màn múa chào giao thừa của đội Lân thì tới phần văn nghệ của các Khu, Đội. Đêm về khuya thì tới múa tập thể với Sol, Đo, Mi, La, Fa, Sol. Hoặc “Khi tiếng chim hát vang muôn lời ca… ôi, ta chào mùa Xuân”…. Dĩ nhiên, không thiếu những điệu Chachacha, Rumba, Valse, Slow rock điệu nghệ, lả lướt. Xen lẫn tiếng pháo đì đùng là tiếng Ak, M16 tham gia khí thế. Có lần tôi nổi hứng bắn vài phát Colt 45 thì bị anh Danh Trần kêu lên phê bình, vì ổng phân biệt được tiếng pháo và tiếng súng.

Sáng Mùng Một, sau khi đội lân múa chúc Tết khu vực cơ quan thì đi một vòng các đội, sau đó lên ghe lớn ra bến phà Vĩnh An, tới các đơn vị bạn múa chúc Tết: Lâm Trường, Trạm Kiểm Lâm, chú Ba Vàng, anh Tư Tươi, Chín Tân…. Đoàn Lân đi tiếp qua Tổng Đội 4 vừa từ Kiên Giang về đóng quân tại đây. Anh Nghĩa trắng Tổng Đội phó sau này là Bí Thư Đảng Ủy TNXP ra tiếp, ảnh đợi lân múa cứ đốt pháo thảy vào đầu lân liên tục, hết phong này lại tiếp phong pháo khác, tội nghiệp người múa lân cứ nhảy lung tung. Xen lẫn tiếng trống là tiếng chập choả rộn ràng, những ly rượu mời, tiếng cười thân ái, làm anh em cũng vui với những ngày Tết xa nhà, xa Sài Gòn yêu dấu.

 Ông già Nam Bộ  

Gởi các bạn Trường Thanh Niên Xây Dựng Cuộc Sống Mới và Trường Gíao Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2.

Khoảng năm 80-81, anh Toàn Nhẫn được phân công phụ trách lò hầm than, trực thuộc phòng Kế Hoạch. Thời gian sau ảnh đón Ba ảnh lên ở chung, phụ công việc.

Ba ảnh là ông già Nam Bộ chính gốc, tôi nhớ, vì tôi thường hay xuống uống trà, hút thuốc lào, có khi uống rượu với ông. Có lần tôi tranh cãi với anh Nhẫn chuyện gì đó, tôi buột miệng nói: anh nói sao giống Hoà Hảo quá. Ba ảnh từ tốn: chú biết gì về Hoà Hảo mà nói vậy. Chú nghe không đúng đâu, giáo phái Hoà Hảo cũng có nhiều phe, có người tốt người xấu. Chú nói vậy coi chừng xúc phạm đến cụ Huỳnh Phú Sổ người theo đánh Tây. Tôi hoảng hồn, từ đó đến giờ không dám dùng từ ngữ này nữa .

Anh Nhẫn biết đờn ghi ta phím lõm 5 dây, tôi khoái nhứt điều này. Khi có điều kiện, anh em Phòng Kế Hoạch và vài anh em cơ quan hay tụ tập ở sam của tôi để nhậu. Làm vài lít rồi thì ảnh bắt đầu cầm đờn ca vọng cổ, thường thì ảnh đờn, Nguyễn Tuấn Quyền hát, hoặc ngược lại. Các bạn chắc cũng biết, khi đã sương sương, mà nghe: Bớ này lũ chooó ư ư, ở dương trần cớ sự ra sao, chúng bay hãy mau quỳ tâu cho Trẫm rõ trước ngai vàng. Dạ, muôn tâu bệ hạ, số là ở trên trần gian có mấy tên hay ăn nhậu, họ nhậu làm sao rất đỗi lạ kỳ. Khúc này thì lũ chó tố cáo với Diêm vương về mấy món nhậu làm từ thịt chó: xào lăn, rựa mận, xáo măng… lâu rồi tôi quên. Diêm Vương nghe qua, vỗ bàn: Uý trời đất ơi, nghe qua Trẫm cũng phát thèm, thôi mình nhậu trước rồi sẽ xử sau.

Những lúc uống hơi nhiều thì ổng chuyển sang bài Xuân Tình. Dạ thưa Đơn nhị ca em đây là Giảo, xưng danh tánh họ Trình, thuở nhỏ chuyên nghề bán muối lậu, ăn cướp bạc dua(vua), khi lớn lên em ra đầu đình. Sách có câu”Thấu tử hồ bi tri loại”, nay trước mặt nhị ca em rót chung rượu này, tôi nhớ lỏm bõm vậy. Bài này thì anh em ai cũng khoái.

Nói chuyện xưa vậy, chứ trong công việc ảnh rất nghiêm túc, đâu ra đó. Buổi họp mặt hôm qua tôi mới chính thức biết, ảnh mất 2004. Thôi thì đốt một nén hương lòng.

 Những ngày ở Trường huấn luyện

Năm 80-81 tôi được cử đi học tại Trường Huấn Luyện TNXP ở Thủ Đức. Lúc đó TNXP tổ chức bài bản, cấp nào học khoá nào rất rạch ròi, đâu ra đó. Tôi về Trường tập trung với ba lô, mùng mền chiếu gối theo quyết định.

Cùng học với tôi có nhiều anh hào đã nổi danh từ đó cho tới bây giờ cũng vậy. Nhắc sơ với các bạn vài cái tên. Trần thị Ái Liên chồng là Sĩ Quý, Lê văn Mùi anh em gọi là Lý Mùi, Nguyễn Phan Hoà giờ là Tiến Sĩ, Huân Chương Lao Động, Hiệu Trưởng Trường Nhân Đạo Q3, Minh Mông Cổ nghe nói giờ là chef của Tổng Công Ty Dệt May Gia Định, Nguyễn Văn Hồng giờ là đại gia, Huỳnh Bá Vinh, Đỗ Đình Tấn Xuyên Mộc – báo Tuổi Trẻ, Văn Thị Thanh Ngân … và còn nhiều người nữa mà tôi không nhớ hết. Đặc biệt là anh 7 Hưng Nguyễn Ngọc Hoằng Lớp trưởng, có hàm cao nhứt – Tổng Đội Trưởng Tổng Đội 1.

Mấy tuần đầu, lớp học diễn ra suôn sẻ, sáng tập thể dục, ăn sáng rồi vào lớp học các bài do thầy Trường Nguyễn Ái Quốc 9 qua dạy. Mấy môn liên quan an ninh- quốc phòng thì Sĩ Quan các trường thuộc hệ thống qua dạy. Tôi nhớ, có Đại Tá Nguyễn Phước Tân, CA TP báo cáo vụ án Nghệ sĩ Thanh Nga. Chiều thì thảo luận tổ, tối cơm nước xong thì ôn bài hay kéo nhau ra mấy quán cà phê phía trước cổng trường nghe nhạc. Lúc đó, quán sưu tầm đâu ra băng nhạc của nhóm ABBA, cứ phát liên tục tới giờ nội quy, tôi thì chỉ nhớ: Gimme, gimme, gimme. Money, Money. Voulez vous.

Khi văn nghệ thì Huỳnh Bá Vinh và Minh Mông Cổ hay lên phục vụ, mà nghe đồn giờ vẫn vậy. Huỳnh Bá Vinh hay hát bài “Em đi qua cầu cây” không thua gì Văn Công Lực Lượng.

Thời gian sau, sự tình đã khác, anh em về nhà buổi tối nhiều hơn, sáng thứ hai chào cờ khi điểm danh vắng khá nhiều. Lãnh đạo Trường lúc đó là anh Lê Thông Mác Lê Thông, lúc sau hình như về xưởng cưa An Sương và anh Tư Phương Võ Công Phương nay đã mất, báo cáo về BCH Lực Lượng tình hình này. Chị Tư Đoàn Nguyễn thị Út Bí Thư Đảng Uỷ lên họp và nói, đa số các đồng chí ở đây đều chấp hành tốt nội quy nhà trường, nhưng vài đồng chí Lãnh đạo lại vi phạm, tôi sẽ làm việc với cấp ủy các đồng chí. Nghe vậy, mặt mày vài người coi bộ tái xanh, hồi đó cho tới bây giờ anh em đều ngán chị Tư Đoàn. Bữa sau họp lớp, các bạn có biết Lớp trưởng 7 Hưng nói sao không, các đồng chí đi học thì phải cố gắng tập trung học tập, đừng có về nhà hoài, từ đây về Sài gòn cũng xa lắm. Như tôi nè, tôi về hoài vì tôi có xe Honda, các bạn đừng bắt chước tôi. Cả lớp cười rần rần, mà thiệt, lúc đó chỉ 7 Hưng có Honda dame, Mùi có Mobillette nên dzọt về hoài.

Bài kiểm tra lúc đó do Ban Giáo Vụ của Trường chấm. Sự cố xảy ra khi bài của 7 Hưng bị chấm không đạt, mà truy lùng sao đó biết bài mình do Đỗ An Hòa hay Thanh Hòa lâu quá không nhớ rõ Phó Ban Giáo Vụ chấm, hai bên cự cãi nảy lửa trước lớp và sau cùng không giải quyết được. Mà tôi nghĩ cũng đúng, 7 Hưng dù dzọt hoài thì làm sao nhớ bài mà viết đạt đựơc, nhất là ba cái cặp phạm trù gì gì đó. Chuyện còn dài nhưng viết bây nhiêu thôi. Bây giờ mỗi khi có việc ngang qua đây cũng không nhớ chỗ nào, cảnh thì như cũ nhưng người xưa nay đâu. Ký ức đã 37 năm nên không tránh khỏi sơ sót. Nhớ mãi thời TNXP.

  Lên Tây Nguyên

Kể tiếp chuyện ngày xưa.

Năm 1986 rừng Đắk Mil, Đắk Lắk cứ đến tháng 12 là lạnh khủng khiếp, chắc hồi đó cây rừng còn nhiều. Tôi có nhiệm vụ đưa một đoàn cán bộ Lực Lượng TNXP đi thăm một đơn vị của Tổng Đội 6 TNXP, đóng quân tại rừng Nam Nung, gọi là K62, theo cách gọi của ngành Lâm nghiệp Đắk Lắk thời bấy giờ.

Đơn vị này cắm lán trại trong rừng để tu bổ rừng làm nhiệm vụ Tỉnh giao. Thăm anh em và làm việc xong thì đã 9g tối. Tụi tôi lật đật đi về vì doanh trại của Tổng Đội 6 cách 30km đường rừng. Khi về còn cách đơn vị khoảng 15km thì tự nhiên ca pô xe Jeep phát cháy. Tôi ngồi phía trước hoảng hồn hoảng vía không biết chuyện gì, tôi quay qua thì tài xế Chí Phèo chạy đâu mất tiêu. Chiếc xe lăn tự do, tôi lật đật nhảy xuống kiếm khúc cây chặn bánh xe lại, tháo nắp ca pô và lấy áo lạnh dập lửa. Lúc này mọi người trên xe mới nhảy xuống phụ.

Phải nói thêm để hiểu, thời đó, ở Đắk Lắk xe phải có mui bạt đàng hoàng, dù là xe Jeep, nếu không sẽ bị phạt và còn bị xài xể nữa, vì vậy anh em ngồi băng sau nhảy xuống chậm. Xong xuôi mới biết, ông lái xe sợ quá nên nhảy xuống chạy. Tôi hú hồn, vì ngồi phía sau là ai các bạn biết không, đó là 3 đại ca của TNXP, Võ Thanh Phong, Phan Tấn Lân và Ông Văn Chiến.

Cũng may, nếu có gì thì hôm nay không ngồi kể chuyện. Lúc đó anh Phan Tấn Lân nói với tôi, tài xế của ông chứ của tôi, tôi bắn chết rồi. Ai đã từng biết anh Lân thì hiểu câu này không đùa.

 Những ngày cuối năm ở Đắk Mil  

Thời điểm tháng 12 qua tháng 1 hằng năm là lúc anh em Tổng Đội 6 bận rộn nhất, và cũng vui nhất. Toàn đơn vị phải chuẩn bị Tết tươm tất, trách nhiệm buộc tôi phải tính toán các nguồn để anh chị em được vui, đỡ nhớ nhà và vẫn hoàn thành nhiệm vụ.

Anh em TNXP về phép Tết là nỗi lo lớn nhất, không lẽ về thăm gia đình mà tay không.

Lúc đó, tôi cùng anh em hậu cần bàn nhiều phương án, tận dụng hết mọi khả năng để xả láng, qua Tết rồi tính. Tôi cho chở ra Ban Mê Thuột bán gạo dư, mền mùng và các thứ nhu yếu khác chưa cần dùng tới. Các loại gỗ củi được tỉnh cho phép chở về TP tôi cho bán luôn. Tôi cũng xin tỉnh cho ứng trước tiền chăm sóc tu bổ rừng.

Tiền bán được thì bộ phận hậu cần tại Sài Gòn chuyển thành bột ngọt, bánh mứt, gạo và nhiều thứ khác, kể cả dầu ăn, sữa hộp… dĩ nhiên phải có một khoản tiền mặt cho anh em.

Mỗi đợt phép khoảng 1 tuần, chia thành 3 đợt. Đợt giữa về khoảng 28,29 Tết ưu tiên cho anh em đã có gia đình con cái, còn đợt đầu và cuối dành cho anh em độc thân.

Mỗi người về phép được 1 phiếu nhận quà, ghé Văn phòng Tổng Đội ở Hùng Vương, sau lưng 922 Nguyễn Trãi, Cơ Quan Lực Lươợng đưa phiếu và nhận quà, khỏi mang vác lỉnh kỉnh từ Đắk Mil về Sài Gòn.

Tôi nhớ, cũng lo được cho anh em vài ba cái Tết như thế, dĩ nhiên, không thể hài lòng tất cả mọi ngườicác bạn đồng đội Tổng Đội 6 có đọc thì thông cảm cho tôi.

Viết tới đây, tôi đặc biệt nhớ tới bạn Võ Hùng Dũng giờ đang lâm bệnh nặng, bạn Nguyễn Hồng Nguyên giờ đã mất và nhiều bạn khác. Các bạn đã hết lòng lo cho anh em theo chủ trương của Ban Chỉ Huy Tổng Đội.

Năm nào cũng vậy, đêm Giao thừa tôi có mặt ở đơn vị, và khi các bạn trong Ban Chỉ Huy lên phép, thì tôi mới về thăm gia đình, thông thường là khuya mùng 3, sáng mùng 4. Việc đời không đơn giản, sau đó chị Tư Đoàn Bí Thư Đảng Uỷ Cơ quan kiểm điểm tôi, chị nói, gì thì gì, đồng chí Tâm không được bán quân trang, mùng mền của đơn vị ra ngoài. Chị Tư ơi, lúc đó không có tiền cho anh em về ăn Tết, cũng phải liều thôi.

Dĩ nhiên, trong 3 ngày Tết thì anh em TNXP, kể cả học viên Trường Gíao Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2 cũng được chăm lo hơn ngày thường nhiều. Cũng thịt kho dưa giá, tôm khô củ kiệu, quần áo mới, văn nghệ văn gừng, pháo giao thừa pha lẫn tiếng súng chào Xuân. Còn rượu thì bị cấm, nhưng như các huynh đệ biết, dù lội rừng 10 cây số ra xã Đắk Ghềnh, cũng có người lội ra mua, làm sao kiểm soát được, trong khi, tôi cũng uống.

Giáp Tết, ngày 22 tháng Chạp.

 Đắk Mil, còn nhớ không?

Tản mạn gần cuối năm.

Khi tôi ở Vĩnh An, Tân Phú những năm 80. Lúc này có chủ trương dọn sạch vùng rừng, một phần của chiến khu Mã Đà, chiến khu D.

Nhiều đơn vị đã tới đây để dọn sạch vùng rừng này theo chỉ đạo của UBND TP, Lực Lượng TNXP đã thấy trước điều này, nên năm 1983 đã điều động Tổng Đội 4 lên Đắk Mil. Còn Trường Gíao dục lao động công nông nghiệp 2, vì nhiều lý do nên việc chuyển quân chậm một  chút.

Ban đầu, năm 83 hai đại đội của anh Đặng Ngọc Triển và Đỗ Văn Thiện được lệnh đi  Đắk Nông, đóng quân kế suối Đắk Tik, gọi là vườn mít Trần Lệ Xuân. Nơi đây mít bạt ngàn, tụi tôi chỉ việc chờ mít rụng, lượm ăn thôi. Nhứt là mít tố nữ, rụng lộp bộp, múi nào ra múi nấy, thơm ngon.

Anh em cũng đã triển khai xây dựng các nhà sàn dọc theo triền suối theo chỉ đạo cấp trên, nhìn chung là khang trang, thơ mộng. Nơi đây cũng là nơi anh em khỏe mạnh đã phải cõng nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, sau khi xuống suối thì không làm sao lên được, vì triền dốc quá cao.

Trong lúc đó, ở Vĩnh An thì không khí lao động vẫn khẩn trương, vì cùng lúc với áp lực phải chuyển quân, khi lòng hồ Trị An đã có các chuyên gia về Thủy Điện của Trung Ương và nước ngoài đổ vào.

Ban Chỉ Huy Lực Lượng TNXP chỉ đạo, đưa một bộ phận lên Đắk Mil, chuẩn bị cho việc phát triển cây cà phê tại đây. Thế là một đại đội của anh Đỗ Văn Thiện từ Đắk Nông đi Đắk Mil, đóng quân tại lò gạch của Tổng Đội 4, do anh Tư Hiếu Nguyễn Thái Hiếu là Giám Đốc Lò gạch ngói phụ trách.

Thời gian sau, thì tôi được phân công lên Đắk Mil, tìm chỗ đóng quân để chuyển Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2 lên đây.

Sau thời gian khảo sát, băng rừng lội suối ở Đắk Mil, nơi có bài hát nổi tiếng Đêm Rừng Đắk Mil của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung. Tôi thấy việc không dễ dàng chút nào. Không huyền ảo như bài hát đâu. Lạnh khủng khiếp như từ trong xương ra, ngủ phải kế than củi mới đủ ấm, thực phẩm thì thiếu thốn, vì toàn bộ phải đưa từ Sài Gòn lên. Phương hướng sản xuất thì không rõ, quan hệ với Chính quyền địa phương rất khó khăn. Anh em TNXP từng ghé vùng này chắc không quên, uống cà phê sữa phải sắp hàng vì bán khoảng 20 ly là hết. Ăn phở xong phải qua cửa hàng kế bên uống nước, dù là chung 1 Mậu Dịch Quốc Doanh. Muốn ăn ngon thì phải ăn chui, luồn lách trong các góc hẻm. Thị Xã Ban Mê cũng không hơn gì.

Nhưng chấp hành cấp trên, tôi vẫn tiếp tục khảo sát và báo về anh Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu Trưởng và Phòng Kế Hoạch Lực Lượng, đề xuất chọn nơi đóng quân cách Tổng Đội 4 khoảng 20 km đường rừng. Anh Hai Nhựt Lê Thanh Hải Chỉ huy trưởng đồng ý.

Vậy là đêm 22/12/1984, sau buổi họp mặt truyền thống hằng năm của đơn vị, tụi tôi xuất quân lên đơn vị mới. Cả đoàn xe gồm người, vật tư, hậu cần di chuyển miệt mài.

Xe qua Gia Kiệm, Hố Nai, Biên Hoà, vào Tp.HCM thấy không khí thiên hạ đón Nô en, đèn hoa

giăng mắc khắp nơi… tụi tôi, những thằng thanh niên còn tuổi ham chơi, cũng man mác chạnh

lòng. Sau khi vượt nhiều cây số đường đất đỏ, sình lầy, dốc Ma Thiên Lãnh gần thác Đrây Sáp, Krông Nô, Đắk Lắk… thì đoàn người xe cũng đến nơi vào chiều 25/12/84. Đã qua đêm Nô en. Lại bắt tay vào công việc mới. Tổng Đội 6 TNXP Đắk Mil được thành lập vào tháng 2/1985. Nhưng chúng tôi vẫn chọn ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của Trường 2 và Tổng Đội 6 Đắk Mil, dù cho vật đổi sao dời.

Gởi anh em TĐ6  Lê Công Cẩn Lê Công, Đặng Ngọc Triển, Võ Hùng Dũng, Lợi Ken, Nguyễn Hồng Đức, Vũ Chí Nam, Nguyễn Thành Mỹ, Đặng Bá Công Ðặng, Huỳnh Ngọc Sướng, Huỳnh Văn Long, Nguyễn Văn Quốc, Phuong Chi Vo… và tất cả anh em.  Giờ thì ai nhớ ai quên…

   Anh Ba Nguyễn Công Quen

Nhớ anh Ba Quen, người anh của tôi.

Khoảng năm 1981, Tổng Đội 4 từ Kiên Giang đổ quân về Trị An, Mã Đà, Vĩnh An để làm nhiệm vụ khai thác trắng vùng này, chuẩn bị xây dựng đập Thủy Điện Trị An. Tụi tôi ra trước đợt 1 có khoảng 200 quân. Trong số này có anh Nghĩa Trắng, Tổng Đội  phó, Dương Thị Minh Huệ, Đặng Ngọ và một số cán bộ mà lâu ngày tôi không nhớ tên. Vài ngày sau, tôi gặp anh Ba Quen Nguyễn Công Quen Tổng Đội Trưởng, đồng hương với tôi. Anh Ba người thấp đậm, giọng nói trầm, có lúc sang sảng. Tụi tôi hỗ trợ Tổng Đội 4 đóng tạm gần đó một thời gian.

Sau Tổng Đội 4 dời lên phía trên bến phà Vĩnh An, đóng quân độc lập, thuộc Lâm phần của Lâm trường Vĩnh An. Do công việc, vẫn thường xuyên qua lại với BCH Tổng Đội 4 để bàn về việc khai thác củi gỗ. Lúc này TNXP được giao nhiệm vụ quét sạch rừng, kể cả gốc cây và được nhận một tỷ lệ lâm sản khai thác được. Có thể đem về Thành phố bán sau khi giao nộp cho Nhà Nước.

Anh Ba thường mời tôi ở lại ăn cơm, uống rượu. Và điều quan trọng là hay cho tôi mượn chiếc Jeep lùn xịn do Hải điên quản lý. Xin lỗi các bạn, lúc đó còn có Hải củi, là anh em Tổng Đội 4 kêu nhe, hổng phải tôi. Có khi việc gấp ra bến phà, không có ai tôi lấy đại xe Tổng Đội 4 chạy. Vì như các bạn biết, xe cũ thì chìa khóa nào ngó ngoáy một chút hoặc mò xuống nối dây điện cũng nổ máy. Khi thì chở khách ra chợ Vĩnh An, khi thì chở anh Hai Sang vô tuốt Lý Lịch để đi săn. Anh em về méc, anh Ba biết tôi là thủ phạm, gặp tôi chỉ cười, cũng hên gặp người khác chắc ảnh chưởi thề rồi.

Tật chưởi thề của anh Ba thì cả Lực Lượng ai cũng biết. Có lần ảnh trong phòng họp Đảng Uỷ Lực Lượng TNXP bước ra, gặp tôi ảnh xé xấp giấy cái rẹt, nói (   …) tao chửi thề quen rồi, không bỏ được, cứ lần nào họp cũng góp ý, cái … (xin lỗi các bạn). Té ra ảnh là Đảng Uỷ viên, họp Đảng Uỷ cứ bị chị Tư Đoàn Nguyễn Thị Út phê bình tật chưởi thề nên bực. Sau này Tổng Đội 4 chuyển lên Đắk Mil, hợp tác trồng cà phê với UBND huyện Đắk Mil tại xã  Đắk Sắk. Các Tổng Đội phó là anh Nghĩa, anh Tư Đạt Phan Quang Hùng, anh Tư Hiếu xưởng gạch, Lê Đình Lộc, Huân Tước v.v… .

Từ năm 1984, đơn vị tôi chuyển dần lên Đắk Mil, thành lập Tổng Đội 6. Anh Ba Quen, anh Nghĩa Trắng giúp tụi tôi rất nhiều, theo đúng nghĩa cơm áo gạo tiền trong lúc này. Năm 1985- 1986, đơn vị Tổng Đội 6 dần ổn định, tôi cũng hay đi bộ qua Tổng Đội 4 chơi với các anh, tối về đường rừng đi săn luôn. Ai ở Đắk Mil thì biết, không giống rừng Sông Bé, Vĩnh An Mã Đà, đây là rừng khộp, nhiều trảng tranh. Rất ít cheo, mà mễn nai chồn nhiều vô số, cũng là cải thiện đời sống anh em thôi.

Năm 1986,Tổng Đội 4 được tỉnh giao nhiệm vụ tu bổ rừng, như: phát cây nhỏ lùm bụi để phòng chống cháy và cho cây rừng phát triển. Anh Lê Đình Lộc đã chỉ đạo đốn luôn rất nhiều cây cừ, đa số là cẩm lai, tập kết ra đường 14 chở về Saigon bán. TNXP sau khi tu bổ rừng xong, được phép chở một số củi, gỗ vớt dưới suối về bán. Lúc này thì mọi chuyện là nghiêm trọng, Kiểm lâm bắt, lập biên bản, báo về Tỉnh, Tỉnh vào làm việc với tôi.

Nói để các bạn rõ, đây là chương trình hợp tác giữa tỉnh Đắk Lắk và Tp.HCM, thành lập Lâm Trường Thanh Niên hơn 12 ngàn hecta. Tỉnh quản lý và cấp kinh phí, con người là của TNXP, tôi là Gíam đốc Lâm trường và việc anh em làm thuộc Lâm phần của Lâm Trường Thanh Niên. Lãnh đạo tỉnh nói với tôi và lãnh đạo Tổng Đội 4, việc này là nghiêm trọng, chúng tôi phải làm việc với Đảng Uỷ TNXP về việc này, trước khi đưa ra pháp luật.

Hôm sau anh Ba lên nghe tình hình, chạy thẳng qua gặp tôi, Tâm ơi, mày phải giúp anh chớ mấy ổng về gặp chị Tư Đoàn thì kẹt cho anh Ba mày quá. Tôi có hứa và bỏ công đi năn nỉ Chi Cục Kiểm Lâm. Gặp anh YL Niêk Đăm, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban ND tỉnh, sau sự việc êm xuôi, BCH Lực Lượng không biết.

Sau này khi anh Ba về nghỉ, tôi thì làm nhiều nhiệm vụ khác nhưng thỉnh thoảng anh em gặp nhau. Lần sau cùng thì ảnh còn nhận ra tôi nhưng không còn nói được. Tôi cũng phụ giúp chút ít để ảnh về nằm Nghĩa trang Lạc Cảnh. Tôi viết những dòng này là để nhớ anh Ba, người thủ trưởng mà tôi kính mến. Thơ văn của TNXP cũng không thấy ai nhắc tới anh. Buồn…

 Kỷ niệm

Tặng các đồng đội của tôi.

Năm đó là năm Dần. Mấy ngày gần Tết, có nhiều ý kiến nên nhập Tết ta vào Tết Tây. Tôi thì dở tranh luận nên tiếp tục chuyện súng ống cho các bạn nghe. Khi tôi còn ở Đại Học Khoa Học Sài gòn, lúc đó gọi là Khoa Học Đại Học Đường, trực thuộc Viện Đại Học Sài Gòn, thì tôi đã biết sơ về súng ống vì được cử làm Trung Đội Trưởng Trung Đội Học Sinh Bảo Vệ nhà trường. Lúc đó không cho gọi là sinh viên, phụ trách 50 anh em, chia làm 3 tiểu đội với khoảng 10 AK, CKC, Carbine và vài ba băng đạn nên cũng hiểu ít nhiều về súng ống.

Sau này về Vĩnh An, tôi có dịp tập tành nhiều hơn vì là ở rừng chuyện này đã có nói sơ với các bạn lần trước. Đến khi được phân công lên Đắk Nông rồi Đắk Mil, chuyện súng ống cứ ám ảnh tôi hoài. Chuyện thầy Minh- Tiến Sĩ Địa Chất dẫn sinh viên đi khảo sát ở Suối Vàng Lâm Đồng bị Fulro bắn chết. Rồi chuyện các kỹ sư Sở Giao Thông Công Chánh cũng bị Fulro bắn chết ở Quảng Phú Đắk Nông. Tôi rất lo sợ cho anh em TNXP mình.

Sau này nghe kể, họ tức Fulro ban ngày là du kích, ban đêm họ bắn người Kinh, không biết đâu mà lần. Vì vậy, khi lên Đắk Mil, đi đâu tụi tôi cũng súng đạn kè kè, kể cả khi vào uống rượu tại các buôn làng thì tôi cũng lận lưng cây K54, mặc dù họ đều là Bí Thư, Chủ Tịch cả đó. Thật ra, tôi không có ý phân biệt gì, chẳng qua là cảnh giác thôi.

Do vậy, khi đã ổn định đơn vị, việc đầu tiên là tôi ra làm việc với Ban Chỉ Huy Tỉnh Đội Đắk Lắk. Sau khi nghe tôi trình bày, họ đồng ý và đưa tôi xuống kho để chọn. Lúc đó, tôi đi một mình nên lựa đại cây đại liên M30 và 1 cây trung liên Bar loại có băng đạn ở phía trên. Tôi đâu biết rằng, 2 cây này là từ thế chiến thứ 2, đại liên M60 mới là hiện đại, tốt hơn. Tỉnh còn cấp thêm 3.000 viên đạn đại liên và 5.000 viên AK, M16 còn nguyên trong thùng. Tôi bỏ lên xe Jeep và chở về đơn vị.

Vài ngày sau, tôi về gặp anh Sáu Huỳnh Xuân Lũy Chỉ huy phó Thường Trực của TNXP trình bày, Tỉnh cấp cho đơn vị vũ khí chống Fulro mà phải ra Đà Nẵng nhận, anh Sáu giúp cho. Thế là ảnh cấp cho Tổng Đội 400 lít xăng để đi nhận súng, vì sau lưng phiếu xuất kho của Tỉnh Đội, tôi ghi thêm, nhận tại kho Quân Khu 5 Đà Nẵng. Mà thiệt tình, lúc đó tôi cũng không biết Quân Khu 5 ở đâu. Bạn nào có quen anh Sáu Huỳnh Xuân Lũy đừng méc lại chuyện này nghe, tôi về hưu rồi, ảnh lôi tôi ra kỷ luật như ông gì đó thì cũng mệt lắm.

Từ đó, anh em ở các Cơ quan tỉnh biết tôi và Tổng Đội nên cứ vào đơn vị để nhờ phối hợp khi truy quét các buôn làng tìm Fulro. Còn các anh Cảnh sát hình sự tỉnh thì xin đạn để đi săn, đạn đại liên cùng loại với súng trường Garant M1, một phát là đủ cho trâu rừng, bò tót gục liền. Mình cũng vì mối quan hệ nên cho một ít, chứ bây giờ chắc không dám đâu. Lúc đó anh Sáu Luỹ yêu cầu tôi chia bớt cho Tổng Đội 4, anh Tư Đạt Tổng Đội Phó dẫn một tiểu đội từ Đắk Sắk qua với ba lô  để mang đạn về, tôi chấp hành nghiêm túc.

Giao thừa năm đó, đơn vị không có pháo đốt, tôi gọi anh em đem cây đại liên ra chỉa lên ngọn cây dầu bắn thử, sau một hồi khục khặc thì đạn đại liên cũng lên tiếng hơn pháo đại. An ủi phần nào những người xa nhà trong giây phút thiêng liêng đón mừng năm mới. Khi tôi ở Vĩnh An thì đêm giao thừa cũng cả ngàn người quây quần với trò chơi quanh lửa trại, vui cùng đồng đội mà quên đi nỗi nhớ nhà. Chắc là tôi hoài cổ, nhưng tôi không hình dung được, không có Tết Ta, thì dân tộc mình ra sao.

                 Trở lại Vĩnh An Mã Đà

Lần nào về thăm lại các địa danh vùng Vĩnh An, Phú Lý, Thác Trau, Bà Hào, Lý Lịch… cũng xúc động. Vài dòng gởi anh chị em.

Tôi ở Phân Hiệu Tân Phú Vĩnh An Trường Thanh Niên Xây Dựng Cuộc Sống Mới từ năm 77- 80. Làm đủ việc do tổ chức phân công như: nhân viên Phòng Tuyên Huấn, Phó Phòng Tuyên Huấn, Chỉ huy phó Công Trường 1 Khai Thác Lâm Sản. Anh Sáu Nhã là Phân Hiệu Trưởng kiêm Chỉ huy trưởng Công Trường.

Tôi nhớ, năm 1978 anh Đoàn Minh Cương, Bí thư Đoàn có triệu tập anh em về lời kêu gọi của Thành Đoàn, bảo vệ biên giới Tây Nam. Nơi họp ở ngoài trời, sát nhà sàn gỗ cạnh bờ sông. Tại đây, anh Cương đã cắt máu mình, viết huyết tâm thư đại diện cho anh em xin tình nguyện đi biên giới Tây Nam. Nhưng chuyện đời đâu đơn giản, đi hết rồi ai làm nhiệm vụ ở đây, với gần 5.000 con người, vì vậy, TP không cho ai đi. Sau này, thỉnh thoảng nghe các cựu TNXP chê bai,  ông thì biết gì về chiến trường. Tôi chỉ cười.

Tôi nhớ, vì đi ngang vùng đất cũ với các địa danh: thác Trau, Bà Hào, Sân bay Phan Rang, Lý Lịch…, ở vùng này xưa kia cũng ồn ào với chiến dịch Cánh Đồng Bơ mà Tham mưu trưởng là anh Nguyễn Xuân Hàm, với mong muốn cải tạo các trảng tranh, rừng chồi nơi đây thành một vùng nông nghiệp trù phú, cung cấp nông sản cho thành phố. Nó gần như mong muốn của thành phố trong chương trình 3 giảm giai đoạn 2000-2005, khi hình thành hàng loạt các Trung Tâm Cai Nghiện. Nhưng mơ ước, bản đồ, quy hoạch… chỉ là kỷ niệm thôi.

Năm 1979, sau chuyến thị sát bằng trực thăng của chú Sáu Dân- Võ Văn Kiệt cố Thủ Tướng, lúc ấy là Bí Thư  thành phố, chủ trương khai thác trắng vùng này để chuẩn bị cho lòng hồ Thủy Điện Trị An. Đơn vị vẫn hoạt động bình thường, vừa quản lý học viên vừa đảm bảo nhiệm vụ ngành Lâm nghiệp giao. Lúc này anh Lê Thân đã được điều về Công Trường 2 Khai Thác Lâm Sản, cùng một số cán bộ trường như Nguyễn Trung Trực và nhiều anh em nòng cốt khác, trực thuộc Công ty Khai thác Lâm sản Thành phố. Anh Hai Tâm Lê Thanh Tâm làm giám đốc, sau là anh Ba Đức, anh Trần Luận. Giám Đốc Sở Lâm Nghiệp là ông Phạm Tự Do- Hùm xám Hương Sơn, sau là anh Tư Sang Trương Tấn Sang nguyên Chủ tịch Nước.

Năm 1980, UBND thành phố có quyết định 333 do ông Mai Chí Thọ Chủ tịch ký. Theo đó, thành lập các trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp, đồng nghĩa với việc giải thể hệ thống Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới. Trong lúc các anh Sáu Quang, Năm Hiền… đang loay hoay chưa biết tính sao, thì năm 1981 thành phố có quyết định bàn giao hệ thống các trường Trường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới cho Lực Lượng TNXP quản lý. Vĩnh An được đổi là Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2, còn Xuyên Mộc là Trường 1.

Những ngày trước khi bàn giao, đa số anh em cán bộ đều vác ba lô về Lực Lượng TNXP để trình diện và xin xuất ngũ, chuyển ngành. Tới khi bàn giao, cả đơn vị đều vắng tanh, khu vực cơ quan hầu như không còn ai. Các khu đều nổ súng liên thanh, anh Út Thanh Võ Thanh Phong… không hiểu có chuyện gì. Một kiểu phản ứng của anh em hồi trẻ. Tôi, anh Trần Văn Danh, anh Tám Ngữ Hà Văn Hùng rút về một khu quản lý học viên, ngồi uống rượu tới sáng. Đêm đó anh Tám Ngữ hát bài “Tiếng hát trên sông Rin”, lần đầu tôi nghe.

Vài ngày sau, lần lượt anh em đều vác ba lô trở lại đơn vị. Ai muốn xuất ngũ, chuyển ngành phải làm thủ tục tại đơn vị gốc. Theo tôi nhớ, tất cả anh chị em đều được giải quyết theo nguyện vọng, hầu như đều về học Bổ Túc Công Nông ở Thủ Đức vì đều xuất thân từ TNXP. Nhiều bạn bây giờ đã thành đạt, thành công. Tôi thuộc số ở lại vùng này tới năm 1985, lúc đó là Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2.

Nhớ con đường Tây Nguyên.

Gần tới 28/3. Tặng các bạn từng ở Đắk Nông, Đắk Mil, Đắt Lắk khoảng 1980-1990.

Với đa số anh em tụi tôi, con đường từ Sài Gòn lên Ban Mê Thuột dài khoảng 360km có thể tạm chia thành ba chặng, Sài Gòn -Đồng Xoài, Đồng Xoài -Gia Nghĩa, Gia Nghĩa – Ban Mê, mỗi chặng khoảng 120km, hồi đó chúng tôi đặt là Con Đường Đau Khổ. Tôi không đo đếm chi ly đâu, chẳng qua xe Jeep lùn của Mỹ uống xăng dữ quá, 22 lít trên 100km nên mỗi lần đi đâu phải suy nghĩ tính toán thôi. Mỗi lần đi thì phải chở theo một phi xăng 200 lít, vậy thì anh em ngồi chỗ nào? Vì vậy sau này lãnh xăng ở cơ quan Lực Lượng TNXP 922 Nguyễn Trãi Q5, tôi đều cho bán, đi dọc đường mua xăng lậu, mắc hơn một chút nhưng tiện nhiều bề, có thể chở nhiều đồ.

Đoạn từ Sài Gòn lên Đồng Xoài chỉ có mấy chỗ bán đồ ăn. Ngã ba Sở Sao có quán Đôi, với món cháo lòng và quán cơm. Đi tiếp thì vào Quốc lộ 14 với các địa danh Chánh Phú Hoà, Bố Lá. Nơi đây có lần tôi và anh Phạm Tuấn Khanh phải ở trần, quần xà lỏn chui xuống gầm chiếc Jeep lùn để sửa chiếc xe dở chứng. Mà có đồ nghề, phụ tùng gì đâu mà sửa, hai anh em dầu mỡ lấm lem, đành kêu tài xế về Lực Lượng cầu viện.

Trời tối dần, hai bên là nhà dân cũng nghèo, không có điện đóm gì ráo, may có một nhà cho ngủ nhờ trên bộ ván sau khi tắm rửa và nấu cơm cho ăn.

Hôm sau, xe Lực lượng lên, tụi tôi đi tiếp, tới Phú Giáo thì lúc đó chỉ lèo tèo 1, 2 quán cơm .Từ đây hết đường nhựa thì bắt đầu tập 1 của Con Đường đau khổ. Đường đất đỏ, nắng thì bụi mịt mù, mưa thì lầy lội, dốc cao, ban đêm hai bên đường tối thui, dân tình chỉ  thắp đèn dầu vì chưa có điện. Giờ thì đường đi bằng phẳng vì đã được làm lại đường nhiều lần.

Tới Đồng Xoài thì le lói chút điện từ máy phát của thị xã. Tôi nhớ một kỷ niệm ở Đồng Xoài. Từ Ngã Tư quẹo phải qua hướng Bù Na có một quán cơm bán rất ngon, cơm canh cá đều đầy đủ, khổ nổi bà chủ chỉ tính theo tiền Việt Nam Cộng Hòa, không tính theo tiền mới. Một dĩa cơm bà tính vài trăm ngàn, một mâm cơm vài chục triệu quy đổi là chuyện của con cháu bà. Sau đợt đổi tiền năm 85 nghe nói tới vài trăm triệu thì bả ngưng luôn vì không tính được nổi nữa. Mỗi lần qua chỗ này tôi đều để ý tìm mà không thấy đâu.

Gần tới Bù Na thì cũng có tiệm cơm nhưng ít khi ghé trừ khi xe hư, lỡ đường. Đây cũng là nơi Sư đoàn Công binh đặt trạm gác, dốc đất đỏ rất cao, xe gì cũng phải xuống trình công lệnh, giấy tờ. Anh 7 Thanh Võ Viết Thanh cũng bị xét giấy tờ tại đây, lúc đó anh mang bốt đờ sô, đeo K59, áo bộ đội nói chung là không giống ai. Ảnh xuống xe mặt hầm hầm: Ai cho phép mấy ông lập trạm ở đây, tôi chỉ có giấy Anh Hùng Quân Đội, hổng có giấy gì ráo. Mấy cha bộ đội xanh mặt lật đật mở ba rie và không có ý kiến ý cò gì.

Con Đường Đau Khổ tập 2

Tới Bù Đăng là một thị trấn nhỏ nhưng có bán cơm có cà phê, cà pháo đủ cho người đi xa thư giãn chút, kéo bi thuốc lào. Đây cũng là nơi Chef Đặng Ngọc Triển Đội Trưởng đóng quân ở Vườn mít Trần Lệ Xuân, do nóng ruột vì quân trốn nên đi truy bắt, mặc bộ đồ bà ba đen mang M16, quá giang đủ loại xe và đón xe đò về tới Thủ Dầu Một, ai cũng sợ vì không hiểu loại lính gì.

Trạm Cây Chanh, thật ra là Cai Chanh, vì không có cây chanh nào ráo, hung thần của Thanh niên xung phong. Đây là Trạm kiểm soát liên hợp của tỉnh Đắk Lắk với đầy đủ công an, bộ đội, kiểm lâm, thị trường, thuế vụ… Không xe nào qua được, tất cả nông sản đều bị tịch thu. Anh Sáu Lũy mình hồi đó không biết ai tham mưu, gắn bảng số trắng đè lên bảng số xanh của chiếc Niva, lúc đó kêu là số ẩn tế, dành cho Công An khi làm nghiệp vụ. Hậu quả là trạm không cho đi vì nói là tư sản cở bự. Còn tôi, mỗi lần đem cà phê đậu xanh về làm quà đều phải giấu dưới chỗ ngồi.

Ngã ba Kiến Đức thì không có gì nói, ngoại trừ việc vào Trường 1 thời anh Phạm Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Bảy… đợi anh em đi săn về nhậu mà tôi sẽ kể lúc khác.

Một kỷ niệm sau này ở đây nhưng tôi cũng kể vì sợ quên. Năm đó, Đảng ủy TNXP triệu tập tất cả cán bộ chủ chốt về học Nghị quyết tại cụm Đắk Nông, hầu như tất cả anh hào TNXP Đắk Nông, Đắk Milk. Tôi cùng anh Đoàn Thế Thọ mượn chiếc Volga duy nhất của tỉnh Đắk Lắk đi dự họp. Các bạn cần nhớ, lúc đó chỉ Bộ Trưởng mới đi xe này. Về chỗ học, hình như tại Nông trường cây công nông nghiệp số 5, anh Nghĩa đen làm Chef, lúc đó đầy đủ căn tin, câu lạc bộ, hội trường… gần đó là bản doanh của Công ty Cao Su Đắk Nông rất hoành tráng. Còn sớm, nên Đoàn Thế Thọ rủ qua thăm anh Cơ, Hạt trưởng Kiểm lâm. Chủ nhà mua bia Sài Gòn, tới giờ học thì lết bánh. Tôi xúi anh Thọ, tướng anh ngon, anh vô báo cáo chị Tư Đoàn Nguyễn Thị Út đi, tôi ra xe nằm đây. Ổng vô báo, báo cáo chị Tư, anh Tâm sốt quá, để em đưa ảnh về Sài Gòn, chỉ ok, thiệt là hú vía và tụi tôi dzọt lẹ.

Qua Nhơn Cơ thì nhiều kỷ niệm với các đại ca Hai Sang- Chỉ huy phó Lực Lượng, Lâm Quang Kiệt, Võ Văn Đệ, Ba Thung. Đây là nơi phát triển sớm nhất với các xưởng đủ thứ các loại của TNXP và cũng là nơi lập bến xe Nhơn Cơ- Sài Gòn đầu tiên với các loại xe microbus 12 chỗ của Mỹ, nhưng lắp bánh có gai đủ sức vượt đèo dốc và sình lầy.

Rồi cũng sẽ tới cầu Đắk Tik 1, 2 nơi Trường 2 đã có hai đội đóng quân trồng mía, sau này là sả Java mà các bạn đã từng ở đây đều biết.

Con đường đau khổ tập 3

Thị xã Gia Nghĩa xưa là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Đức. Nơi có một chút Tây, một chút Đà Lạt, một chút Sài Gòn. Nhiều con đường dốc với đồi thông thơ mộng. Qua khỏi nơi đây là bắt đầu hai bên vách đá cheo leo, thỉnh thoảng vài nơi trồng thông. Tới khu vực Đắk Sông thì hoang vắng thực sự, chỉ có cầu và mấy đèo dốc nhỏ. Tôi nghe ông Thoả, người miền Bắc, xưa là lính lái xe cho quân đội Pháp kể, xưa con đường 14 do Pháp làm, từ Sài Gòn lên tới Ban Mê Thuột, ổng lái xe qua lại con đường này nhiều nên rành. Lúc đó Pháp đã nghiên cứu về việc xây dựng vùng cao su tại đây, nhưng vì đồi dốc nhiều, không phù hợp. Chú Thoả là ba vợ của Tám ghe, lò than Vĩnh An.

Rồi thì cũng tới rừng lạnh đúng theo nghĩa đen. Đi qua gần hai chục km đường dốc cao trong bóng tối âm u của cây rừng, dây leo chằng chịt không một bóng người.

Ngã ba Đức Mạnh thì có nhiều kỷ niệm. Kể một chuyện thôi. Lần đó tôi đi cùng anh Hai Sang về Sài Gòn, ghé Đức Mạnh ăn cơm, xong ra mua sầu riêng. Theo tôi, sầu riêng ở đây là ngon nhất. Anh Hai trả giá với bà bán hàng tới lui nhiều lần, bà này giọng chanh chua láu cá, thỏa thuận mua 10 trái thì thấy anh lựa trái này chê trái kia rồi thảy lên xe. Chạy một đoạn, tôi đếm thì thấy 12 trái. Tôi hỏi sao kỳ vậy anh Hai, ảnh nói bà già cà chớn quá tao trổ tài cho bả biết. Hết ý kiến.

Con đường đau khổ tập 4.

Ngã ba Đức Mạnh là địa danh nổi tiếng đối với TNXP thời ấy. Là nơi quần tụ các anh hào Huỳnh Ngọc Sĩ, Anh Ba Quen, anh Hai Sang, anh Nghĩa Trắng, anh Võ Đình Bình … vì sau khi làm việc với UBND huyện Đắk Mil, anh Đỗ Khắc Tiệp CT (sau là Viện Trưởng Viện Kiển Sát Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk), anh Trần Đình Long Phó CT (sau là Phó chủ nhiệm UB Pháp Luật Quốc Hội)… cùng các ban ngành huyện thì anh em đều ghé đây để ăn cơm và thư giãn chút.

Như đã nói với các bạn, quán cơm lúc này hiếm hoi mà nơi đây thì cơm ngon, lại ở ngã ba đường nên anh em đều ghé. Anh em Tổng Đội 4 thì cũng thường ra đây tìm món ngon vật lạ sau những ngày cày cuốc. Các bạn cứ tính, từ Sài Gòn lên đây gần 300 km, cột mốc tại ngã ba Đức Mạnh ghi 298km, bây giờ thì cũng phải mất 6 tiếng, huống gì khi xưa. Nhưng đối với tụi tôi thì đường còn xa lắm.

Một kỷ niệm tại đây, ăn cơm xong thì trời đã gần tối, chiếc xe Jeep biển số 50-52 bỗng nhiên gãy trục lái (gọi là ba đờ sốc hay ba đờ sông gì đó) chiếc xe đâm thẳng vào đuôi một xe lô bồi chở gỗ, nguyên cái đầu tôi thọc thẳng vào kiếng trước của xe, kiếng bể nát và đầu tôi thì máu me tùm lum. Tôi bình tĩnh, lấy khăn rằn bất ly thân ra lau hết máu, rửa sơ alcool trong ba lô, quấn đại khăn rằn để cầm máu. Lúc này lái xe đã run lập cập, mặt mày xanh lét. Tôi vào nhà dân xin đỡ cuộn kẽm và chui xuống buộc chỗ gãy dưới gầm lại. Xe vẫn chạy nhưng bẻ lái không được, tôi liều mạng leo lên và lái đi vì lái xe vẫn còn run. Tới chỗ cần quẹo, tôi phải de lui chạy tới nhiều lần thì mới bẻ lái chậm chậm và quẹo được. Tới được đơn vị thì đã 1 giờ sáng. Nhớ đời.

Tiếp nha, từ Đức Mạnh tới Ngã Ba Đắk Mâm khoảng 30 km, có những đoạn người Pháp để lại như chỗ Đắk Ghềnh thì chạy tốt, còn lại thì cũng bò thôi vì bị cày xới lung tung. Quẹo tay phải chỗ Đắk Mâm thêm 30 km thì mới tới chỗ đóng quân, sau khi đã qua dốc Ma Thiên Lãnh, thác Đray Sáp… đường quanh co uốn khúc, nắng bụi, mưa nhão nhẹt, trơn trợt… xe chỉ có nước bò theo nghĩa đen. Lúc đó, qua khỏi thác khoảng 10 km, quẹo trái là xã Nam Đà, sau này là huyện Krông Nô. Tổng Đội 6 có nhiều kỷ niệm tại đây với địa danh K 62. Vô tới đơn vị thì êm rồi, pha trà uống, nghe sơ tình hình rồi sáng mai bắt đầu ngày mới.

Từ chỗ Ngã ba Đắk Mâm đi tiếp khoảng 20 km, sau khi qua cầu 14 là vào địa bàn thị xã Ban Mê Thuột, khi thấy cột mốc 353km là biết đã tới. Cũng như nhiều nơi khác, lúc này vẫn chạy máy phát điện với những ánh đèn vàng, mờ mờ ảo ảo. Vẫn chế độ tem phiếu mà khi nhìn ra người quen, cô Mậu dịch có thể đưa cho bạn một miếng thịt ngon hay chỉ toàn là mỡ, xương. Tem phiếu ghi trọng lượng chớ đâu ghi phần gì của con heo. Có việc cần thì tôi cũng nhờ giới thiệu mới mua được vé xe về Đắk Nông hoặc Sài Gòn. Ăn cơm thì tìm nơi hóc hẻm bán chui, nếu không muốn mua phiếu ở cửa hàng Mậu dịch quốc doanh. Khi tôi lên lần đầu, Chủ tịch tỉnh là ông Phan Tấn Trình.

Giờ trở lại, Ban Mê, Đắk Mil, Đắk Nông, Gia Nghĩa, Đắk Ghềnh, Đắk Sắk, Đức Mạnh… thay đổi nhiều quá. Hầu như cảnh cũ hiếm hoi và người xưa thì đâu hết!

                                      Thông tin liên lạc thời Đắk Mil

Tặng Tổng Đội 6 và bạn bè TNXP, những ai còn nhớ…

Tôi được phân công lên Đắk Mil, Đắk Lắk năm 1984 để làm tiền trạm xây dựng một đơn vị mới của TNXP. Cuối năm đó, một phần đơn vị của Trường Giáo Dục Lao Động Công Nông Nghiệp 2 từ Trị An, Tân Phú, Vĩnh An đỗ quân lên xã Đắk Ghềnh, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Lắk vào đêm Noel 24/12/1984. Năm 1985, Tổng Đội 6 Đắk Mil được chính thức thành lập. Lúc đó cán bộ khung gồm Lê Công Cẩn, Đặng Ngọc Triển, Võ Hùng Dũng. Anh em chủ chốt thì có Lợi Ken Nguyễn Tấn Lợi, Huỳnh Ngọc Sướng, Nguyễn Thành Mỹ, Vũ Chí Nam, Nguyễn Hồng Đức… và nhiều nữa tôi không nhớ hết.

Tụi tôi lo xây dựng lán trại, cất nhà, tổ chức thành các đội và cùng lúc phải nhận quân từ Lực Lượng TNXP đưa lên, lo cơm áo gạo tiền, mùng mền chiếu gối cho khoảng trên một ngàn người. Nhưng điều tôi lo nhất là thông tin liên lạc. Nói sơ để các bạn hiểu, để ra UBND xã phải lội bộ 12 km đường rừng, đèo núi. Ra huyện Đắk Mil thì gần 100km (30km ra quốc lộ và thêm 50 km để về huyện, đó là đi xe của đơn vị). Ra thị xã Ban Mê Thuột thì cũng tương đương. Vì vậy, chủ yếu dựa vào xe chở lương thực thực phẩm từ thành phố đưa lên theo tiêu chuẩn của TNXP. Gởi công văn giấy tờ, báo cáo… cũng theo mấy xe này.

Kể dông dài để các bạn thấy việc thông tin liên lạc là rất khó khăn. Xảy ra chuyện gì là phải cho xe Jeep chạy 400 km đường đất đỏ về Lực Lượng để báo cáo hoặc xin ý kiến chỉ đạo. Vì huyện và tỉnh chỉ phối hợp, không phải cấp trên của mình.

Có lần, làm việc với Hạt Kiểm Lâm huyện Đắk Mil, tôi thấy anh em xài điện thoại dã chiến trong nội bộ toàn huyện, kiểu quay rẹt rẹt trong thời chiến, tôi khoái quá nên xin tỉnh trang bị một bộ cho đơn vị. Đây chỉ là điện thoại xài dây trong các đội với nhau, nhưng nhờ vậy tôi có thể liên lạc với các đội, các chốt bảo vệ mà không cần chạy tới chạy lui. Quan trọng là khi có khách lạ vào, từ 6 km tôi đã biết vì bảo vệ ở cổng điện báo. Nói các bạn đừng cười, thời đó Tổng Đội có một xưởng cưa, tỉnh cho phép cưa xẻ gỗ tận dụng gồm cây ngã đổ, cây vớt dưới suối, củi… để đóng đồ gia dụng, bàn ghế cho đơn vị. Nhưng ai đã làm nghề lâm sản trong TNXP như anh Hai Sang, anh 7 Hưng, anh Lê Văn Mùi, anh Đặng Nhứt, anh Nghĩa Đen… đều biết, mấy loại đó làm sao cưa được vì tỷ lệ thành phẩm rất ít, không làm được gì hết và giá thành rất mắc. Tôi nói anh em lựa những cây dầu to nhất, kéo về xưởng và cưa xẻ cất doanh trại. Vì vậy, mỗi lần Kiểm lâm vào, anh em ngoài cổng báo liền, hơn 6 km mới vô tới thì trong này tôi đã cho dọn dẹp xong. Nhưng đó là liên lạc nội bộ, làm sao liên lạc kịp thời với BCH Lực Lượng TNXP mới là đau đầu. May sao, một người quen giới thiệu với tôi đài Viễn Thông, khu vực đài phát tuyến trước 1975, gần ngã ba Ông Tạ. Tôi về trao đổi và họ đồng ý giúp.

Một tuần sau, một đoàn khoảng 10 người chở thêm thiết bị lên đơn vị tôi lắp đặt. Các anh dựng một cột ăng ten khoảng trên 60 mét, trang bị thêm nhiều máy móc. Phần đơn vị phải làm một phòng cách âm ngay phòng BCH Tổng Đội. Thế là cứ mỗi ngày 2 ca. 6g sáng và 4g chiều, bộ phận Tổng Đài ở Sài Gòn gọi cho tôi: Alô, Đắk Mil, Đắk Mil … Sài Gòn gọi, hoặc Đắk Mil gọi Sài Gòn, Đắk Mil gọi Sài Gòn. Tiếng sóng ban đầu nghe éo éo, nhưng khi đúng tần số thì nói chuyện được. Mỗi lần nói thì tôi phải bấm vào nút, muốn nghe thì nhả ra giống như các bạn thấy trong phim lính xe tăng, hoặc phi công nói với nhau vậy đó (hình như kêu bằng Walkie Talkie), hai người không nói cùng lúc được. Lúc đó, tôi nhờ họ chuyển thông tin về LL TNXP và ngựơc lại. Những khi cần thiết tôi lại báo họ lên ca máy đột xuất vào những giờ khác, họ đều đúng hẹn. Nhờ vậy, tôi có dịp gặp anh Ba Thung Lê Quang Thung Chỉ Huy Trưởng TNXP vài lần để báo việc khẩn. Tôi nhớ một lần cuối năm có giọng thánh thót, Đắk Mil ơi lúc này ở đó có lan rừng chưa? đem về cho Sài gòn nghe….

Sau nhiều năm tôi vẫn áy náy vì không làm được điều này, dù lan rừng Đắk Mil nở hoa trắng xoá và nhiều màu sắc.

Võ Trung Tâm