Nhân dịp kỷ niệm 93 năm truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/31931_26/3/2024). Ngày 23/3/2024, Huyện đoàn Củ Chi, Huyện đoàn Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, Huyện đoàn Bến Cát tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức “Hội Trại Tam Giác Sắt”[1]lần thứ tư tại “Đền Bến Dược, huyện Củ Chi”[2].

Tham dự hội trại có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (ảnh 2- phải) cùng các đại biểu Hội Cựu TNXP huyện Củ Chi. Đây là hoạt động giao lưu, gặp gỡ của đoàn viên, thanh niên các Huyện Đoàn với các thế hệ cha, anh tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và là dịp ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm tại vùng “Tam giác sắt”.

Dịp này, Huyện Đoàn Củ Chi đã trao tặng 15 phần quà cho đoàn viên, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn và 05 phần quà cho cựu TNXP Củ Chi, mổi phần quà trj giá 1 triệu đồng. Tham dự buổi về nguồn với tuổi trẻ các Huyện đoàn (Củ Chi, Trảng Bàng, Bến Cát) đồng chí Nguyễn Minh Triết ( ảnh 1, 2, phải) nguyên chủ tịch nước đã gặp gỡ, thăm hỏi Bà Võ Thị Rẹt và Bà Nguyễn Thị Quyết Tiến là 2 nữ cựu TNXP C198 Thành đồng. Tại đây, nguyên Chủ tịch nước đã trao tặng 2 nữ cựu TNXP đơn vị C198, mỗi người một phần quà trị giá 2 triệu đồng.

Tin, ảnh: Hà Huy Quốc -Chủ tịch Huyện hội Củ Chi

[1]Tam giác sắt Củ Chi là một khu vực có tầm quan trọng lớn trong lịch sử Việt Nam. Địa bàn này bao gồm ba huyện Củ Chi, Trảng Bàng và Bến Cát.
1. Vị trí địa lý: Tam giác sắt Củ Chi nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 -50km về phía Bắc – Tây Bắc. Nó tiếp giáp với sông Sài Gòn và nằm trên lưu vực sông Cửa Đại, tạo ra một vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình chiến tranh.
2. Trong Chiến tranh: Tam giác sắt Củ Chi đã trở thành một trong những nơi chiến đấu chính của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trong những năm 1960 -1970, địa đạo Củ Chi đã được sử dụng như một hệ thống căn cứ ngầm và địa điểm tấn công của quân và dân ta.
3. Tam giác sắt Củ Chi nổi tiếng với hệ thống địa đạo phức tạp. Địa đạo Củ Chi được xây dựng từ cuối thập kỷ 1940 và ngày càng được mở rộng và phát triển trong suốt thời kỳ chiến tranh. Hệ thống này bao gồm các đường hầm, hầm bom, lỗ thoát khí và cấu trúc ngầm khác. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cung cấp nơi trú ẩn cho quân đội, mà còn hỗ trợ hoạt động tình báo và chuyển giao nguồn lực vũ trang.
4. Tam giác sắt Củ Chi thể hiện tư duy chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến. Hệ thống địa đạo giúp cho quân đội Việt Nam duy trì khả năng tiếp tục chiến đấu và tránh được các cuộc tấn công của quân địch. Ngoài ra, sự kết hợp giữa lực lượng quân sự và dân chúng đã tạo ra một môi trường chiến đấu khó khăn cho quân Mỹ và chư hầu.
Tam giác sắt Củ Chi là một biểu tượng cho ý chí và khả năng chiến đấu của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Với hệ thống địa đạo phức tạp và sự kết hợp giữa quân dân, Tam giác sắt Củ Chi đã tạo ra khó khăn lớn và gây tổn thất đáng kể cho quân đội Mỹ, góp phần quan trọng vào chiến thắng của Nhân dân Việt Nam.

2] Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây-Bắc. Hệ thống này được quân ta đào trong thời kỳ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và thới kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép” để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

       Sau chiến tranh, khu địa đạo Củ Chi trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.[1] Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt[2]